TheỦybanQuốchộiThổNhĩKỳphêduyệtThụyĐiểnvànhan dinh tran ha lano hãng tin Al Jazeera, động thái trên của Ủy ban đối ngoại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ là một bước đi quan trọng đẩy nhanh tiến trình Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự NATO, sau khi Ankara yêu cầu Stockholm thực hiện một số nhượng bộ có liên quan tới vấn đề an ninh. Dự kiến, nghị định thư gia nhập NATO của Thụy Điển trong thời gian tới sẽ được toàn thể Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra bỏ phiếu, và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ký phê chuẩn. Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom trong một bài đăng trên Twitter đêm 26/12 đã hoan nghênh quyết định trên của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. “Bước tiếp theo sẽ là Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu về vấn đề này. Chúng tôi mong muốn trở thành một thành viên của NATO”, ông Billstrom viết. Vào tháng 5/2022, Phần Lan và Thụy Điển chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO với lý do để ứng phó với những bất ổn chính trị ở phía đông châu Âu. Động thái này được coi là sự thay đổi lớn nhất trong an ninh châu Âu suốt nhiều thập kỷ, khi hai quốc gia này tìm kiếm sự bảo vệ của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã lên tiếng phản đối vì cho rằng hai nước Bắc Âu đang chứa chấp các đối tượng có liên quan tới các nhóm vũ trang chống Ankara. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn yêu cầu Phần Lan và Thụy Điển phải “thiết lập các quy định pháp lý và khuôn khổ pháp lý cần thiết cho cuộc chiến chống khủng bố”. Đến tháng Tư năm nay, Phần Lan chính thức trở thành thành viên thứ 31 của NATO. Thụy Điển ký thỏa thuận hợp tác quân sự, mở đường đón binh sĩ MỹMỹ và Thụy Điển đã ký thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác quân sự, và sẽ cho phép binh sĩ Mỹ tới hoạt động ở quốc gia Bắc Âu. |