【bóng đá số wap】Nhận diện sự dịch chuyển trong xu hướng việc làm

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 22:25:22 评论数:
nhan dien su dich chuyen trong xu huong viec lam
Nghề dịch vụ đang hút nguồn nhân lực. Ảnh: HCM-Edu

Dịch vụ hút nhân lực

Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, trong 10 năm qua (giai đoạn 2009-2019), tỷ trọng việc làm theo ngành có sự dịch chuyển rất tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản và tăng tỷ trọng lao động trong khu vực Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ.

Tỷ trọng lao động có việc làm trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm liên tục trong những năm qua, từ 53,9% năm 2009 xuống còn 46,3% năm 2014 và đạt 35,3% vào năm 2019. Lần đầu tiên, số lao động làm việc trong khu vực Dịch vụ cao hơn số lao động làm việc trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản vào năm 2019.

Tuy nhiên, trong tổng số 21 ngành kinh tế cấp 1, Nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn là ngành có tỷ trọng lao động nhiều nhất, chiếm 35,3%; tiếp đến là ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo” và “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, lần lượt chiếm tỷ trọng 20,4% và 13,5%.

Đáng chú ý, có đến 63,6% lao động làm việc trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản thuộc nhóm những người “Nghèo” hoặc “Nghèo nhất”; những người “Giàu” hoặc “Giàu nhất” làm việc trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm chưa đến 18%.

Ngược lại, đa phần những người làm việc trong khu vực Dịch vụ thuộc nhóm dân số “Giàu” hoặc “Giàu nhất”, chiếm 57,2%. Tỷ trọng nhóm dân số “Giàu” và “Giàu nhất” làm việc trong khu vực Dịch vụ cao gấp 2,4 lần số nhóm “Nghèo” và “Nghèo nhất”.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là thước đo đẳng cấp

Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, mặc dù nhóm nghề lao động giản đơn vẫn thu hút nhiều nhân lực nhất trong nền kinh tế với tỷ lệ 33,2%, nhưng so với 10 năm trước đây, tỷ trọng lao động làm công việc giản đơn đã giảm mạnh (giảm 7,1 điểm phần trăm).

Ba nhóm nghề “dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng”, “thợ thủ công và các thợ khác có liên quan” và “thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị” thu hút một lực lượng khá lớn người lao động tham gia với tỷ lệ tương ứng là 18,3%, 14,5% và 13,2% tổng số lao động đang làm việc.

Những người làm “Lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị” tuy chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ 0,8% nhưng đa phần đều là những người được đào tạo chuyên môn kỹ thuật (CMKT), chiếm 91,4%.

Bên cạnh đó, những người thuộc nhóm “Giàu”, “Giàu nhất” làm việc trong các nhóm nghề có yêu cầu về trình độ CMKT và kỹ năng cao như “Lãnh đạo”, “Nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao” và “Nhà chuyên môn kỹ thuật bậc trung” đang chiếm tỷ lệ tương ứng là 83,5%, 80,1% và 65,8%. Rất ít lao động thuộc nhóm “Nghèo nhất” làm việc ở các nghề đòi hỏi trình độ kỹ năng cao (chỉ chiếm khoảng 5%).

Những người “Nghèo nhất” hoặc “Nghèo” chủ yếu làm việc trong nhóm “Lao động giản đơn” hoặc “Nghề trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản”. Cứ 100 người lao động làm việc ở 2 nhóm nghề này thì có hơn 60 người thuộc nhóm “Nghèo” và “Nghèo nhất”. Những người “Giàu nhất” làm trong hai nhóm nghề này chỉ chiếm 5,7%. Không có nhiều sự khác biệt về mức độ giàu nghèo của lao động làm các nghề “Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng”, “Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan” và “Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị”.

Trình độ cao đẳng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất

Báo cáo điều tra cũng cho thấy, người thất nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động thất nghiệp (18,9%) trong khi người thất nghiệp chưa được đào tạo hoặc chỉ được đào tạo ngắn hạn (bao gồm: sơ cấp, trung cấp) chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều (6,6%).

Nguyên nhân là do nhóm lao động có trình độ chuyên môn thấp thường sẵn sàng làm các công việc giản đơn và không đòi hỏi chuyên môn cao với mức lương thấp trong khi những người có trình độ học vấn cao lại cố gắng tìm kiếm công việc với mức thu nhập phù hợp hơn.

Ngoài ra, chính sách tuyển lao động của các nhà tuyển dụng đối với nhóm lao động có trình độ cao cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ này, bởi yêu cầu đối với lao động đã qua đào tạo ở các trình độ càng cao càng khắt khe hơn so với lao động giản đơn và cũng do nhóm lao động đã qua đào tạo thường có yêu cầu về mức thu nhập cao hơn nhóm lao động giản đơn.

Điều này cũng dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn thấp hơn gần hai lần so với khu vực thành thị (tương ứng là 1,64% và 2,93%).