【kqbs】Một dòng xanh tuyệt vời

  发布时间:2025-01-27 05:16:17   作者:玩站小弟   我要评论
Sông Ngự Hà chia Kinh thành thành hai phần Nam và BắcMỗi khi đến Huế, tôi thường được đi thuyền trên kqbs。

Sông Ngự Hà chia Kinh thành thành hai phần Nam và Bắc

Mỗi khi đến Huế,ộtdòngxanhtuyệtvờkqbs tôi thường được đi thuyền trên sông Hương. Từ thành phố với cảnh quan đôi bờ là đường phố, nhà cửa... rồi phố xá thưa dần, vườn xanh đồi cây hiện ra. Gần đến Phá Tam Giang là một vùng trời mây sông nước mênh mang... Lần nào sông Hương cũng mang lại cho tôi cảm giác bồi hồi như được trở về xa xưa, thuở các chúa Nguyễn đi tìm nơi xây dinh rồi lập phủ. Tôi cũng như nhiều người khác, quen thuộc với sông Hương và cung điện lăng tẩm nhưng lại không biết rằng, còn có một số dòng sông khác cùng với Hương Giang góp phần tạo nên hình hài Kinh thành Huế.

May thay, vào một ngày thu nắng vàng rực rỡ, người bạn Huế đã đưa tôi đi thuyền trên một dòng sông nổi tiếng khác: Ngự Hà. Lần đầu tiên đi thuyền dọc theo những xóm làng xưa của Kinh thành cùng với những câu chuyện hấp dẫn của bạn, tôi nhận ra nhiều điều thú vị của sông nước vùng đất Cố đô.

Bắt đầu từ một bến thuyền bên bờ sông Hương, con thuyền đưa tôi đi vào dòng Ngự Hà. Chảy vòng từ tây sang đông của Kinh thành Huế, dòng Ngự Hà (dân gian còn gọi là sông vua) có vai trò quan trọng. Bạn kể rằng, “khi xây đắp Kinh thành, sông Kim Long bị lấp đoạn phía trên, còn đoạn ở hạ lưu được cải tạo thành Ngự Hà và một đoạn khác của sông này được biến cải thành hồ Tịnh Tâm và hồ Học Hải ở trong Kinh thành. Hạ lưu sông Bạch Yến được chỉnh dòng, trở thành sông hộ thành ở phía Bắc của Kinh Thành. Vua Gia Long cho đào thêm sông Đông Ba và sông Kẻ Vạn, làm hai con sông hộ thành ở hai mặt đông và tây của tòa thành. Hai sông này kết hợp với sông Hương ở phía nam và sông Bạch Yến ở phía bắc, tạo thành một “tứ giác nước” bao quanh Kinh thành. Ngự Hà là dòng sông nhân tạo chảy giữa lòng Kinh thành theo hình thước thợ, nối thông với “tứ giác nước” thông qua hai thủy khẩu là Tây thành thủy quan và Đông thành thủy quan, hợp thành hệ thống thủy đạo hoàn hảo, thông suốt từ ngoài vào trong, phục vụ đi lại và chuyên chở hàng hóa ra vào Kinh thành”.

Ngày nay, sông Ngự Hà còn dài gần 4km, chia Kinh thành Huế ra thành hai phần Nam và Bắc. Dòng sông chảy giữa màu xanh êm đềm, hai bờ sông kè đá chắc chắn, gần đây sông thường được nạo vét chỉnh trang nên nước trở lại trong xanh... Nếu đi trên sông Hương ta quen với những cồn Hến, cồn Dã Viên, điện Hòn Chén, cầu Trường Tiền, Kỳ Đài, Ngọ Môn và những công trình kiến trúc tây phương khác... Thì theo dòng Ngự Hà ta sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cầu xưa cống cổ, biết thêm những xóm làng lâu đời của Kinh đô vàng son một thuở, khung cảnh làng quê thanh bình hiện ra như những bức tranh thủy mặc...

Dân gian vẫn truyền rằng, vào những chiều hè mát mẻ hay những ngày xuân đẹp trời, các vua Nguyễn thường dạo chơi thuyền rồng trên sông Ngự Hà, chắc hẳn không chỉ vì sự tiện lợi nhờ dòng sông trong Thành nội, mà còn vì phong cảnh hữu tình hai bên bờ sông. Mấy trăm năm đã qua mà cảnh quan nơi đây vẫn đủ sức quyến rũ du khách: Thuyền đi qua đoạn nhà phố bảng hiệu quảng cáo chữ xanh đỏ, nhưng cạnh đó là bến sông với những bậc thềm dài xây bằng gạch, sát bờ sông một cây cổ thụ cành lá sum suê ngả bóng rợp mặt nước... rồi những hàng phượng hàng me nối nhau trên bờ kè trông không khác một phố cổ nào đó ở miền Tây Nam bộ. Những ngôi nhà mái ngói rêu phong có hàng cau cao vút, lại có ngôi nhà lầu tím rực hàng bông giấy ngoài sân... Nhiều đoạn hai bên bờ sông là vườn tược và rặng tre la đà, trên vài cành tre còn vương mấy chiếc túi xốp, mảnh hộp bằng bìa, có lẽ là “bằng chứng” của một lần nước sông dâng cao. Thấp thoáng trên mặt sông in bóng khi thì ngọn tháp khi lại là cổng tam quan một ngôi chùa hiện lên giữa vườn cây tươi tốt. Không hiếm những đoạn sông hoàn toàn vắng lặng, dường như nước cũng ngừng chảy cho những bông lục bình dừng chân... Bỗng hiện ra cái vó bè buông chùng trên mặt nước, vài chiếc thuyền nho nhỏ neo lại, trên bờ một người đi câu ngồi dưới cái dù cắm sát mép nước, nét mặt trầm ngâm, dường như ông không quan tâm tới chiếc phao đang dập dềnh trên mặt nước... Rồi đến đoạn sông sát bên tường thành xây bằng gạch bên trên còn tháp canh nho nhỏ, hay một đoạn mặt nước lặng như hồ vươn lên những bông súng hồng tím duyên dáng...

Tôi chưa bao giờ hình dung Huế lại có cảnh sông nước giống miền Tây quê tôi như vậy, chỉ còn thiếu mấy chiếc cầu khỉ nữa thôi... Nhưng đấy lại là một khám phá thú vị của tôi. Theo dòng Ngự Hà, cứ vài trăm mét lại gặp một chiếc cầu ngang sông, phần lớn được xây dựng trong thời Nguyễn. Những chiếc cầu này hình thức cổ điển, hai bên xây lan can bằng gạch vữa, phía dưới có cửa cống đủ để cho thuyền bè qua lại. Mỗt chiếc cầu – cống đều có một dấu tích, một câu chuyện đặc biệt, nhưng tất cả đều khá rộng, nay đã được trải nhựa bằng phẳng, xe cộ qua lại đêm ngày mà vẫn vững vàng. Phía dưới vòm cống còn nguyên vật liệu xây dựng lúc đầu bằng đá hay gạch, nhìn từ xa những chiếc cầu dáng cong cong như chiếc lược gài trên dòng tóc xanh Ngự Hà.

Khi thuyền đi qua cây cầu cuối cùng trên sông Ngự Hà là cầu Thủy Quan, còn gọi là cống Tây thành thủy quan, ngắm bờ kè gồm những viên đá xếp chồng lên nhau, rễ cây xuyên qua len lỏi bám chắc, chui vào đoạn cống dài âm u rêu xanh, hơi nước phả lên mát lạnh, nhìn ra đoạn “sông cụt” dày bèo và rau muống, mới có cảm nhận thực sự về một thời đã qua... Từ một phần của tự nhiên lại được bàn tay con người đào đắp, sông Ngự Hà và hệ thống cầu cống đã trở thành một thành tố gắn kết chặt chẽ với quần thể di sản kiến trúc đặc sắc của kiến trúc Kinh thành Huế, góp phần tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho tổng thể cảnh quan Cố đô.

Đáng quý hơn cả là cảnh quan thiên nhiên của dòng sông và những làng xóm cổ xưa, nay đã là phường thành nội nhưng chưa bị lấn át bởi bê tông kính thép của hiện tượng “đô thị hóa”. Từ lâu rồi tôi có đọc ở đâu đó một câu mà bây giờ mới am tường: Huế đẹp vì Huế xanh! Không chỉ xanh ở những ngôi nhà vườn - một di sản về kiến trúc và lối sống Huế, mà Huế còn có những dòng xanh nguyên vẹn nét đẹp tinh tế dù đã gần trăm năm mất vị thế Kinh đô, dù trải qua bao dâu bể chiến tranh. Đó là sự hòa trộn, gắn bó kỳ lạ giữa một Huế cung đình kiêu sa và một Huế của làng quê bình dị. Ngự Hà là một dòng xanh tuyệt vời như thế.

Bài: TS. Nguyễn Thị Hậu

Ảnh: Bảo Châu

相关文章

最新评论