【chấp 1 1.5】WHO: Bệnh sởi là “mối đe doạ toàn cầu”

  发布时间:2025-01-25 11:26:24   作者:玩站小弟   我要评论
Tỷ lệ bao phủ vaccine sởi trên toàn cầu đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2008 do những gián đoạn vì đạ chấp 1 1.5。

 Tỷ lệ bao phủ vaccine sởi trên toàn cầu đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2008 do những gián đoạn vì đại dịch COVID-19. Ảnh:Getty Image

40 triệu trẻ em có nguy cơ mắc sởi

Báo cáo của WHO chỉ ra rằng,ệnhsởilàmốiđedoạtoàncầchấp 1 1.5 gần 40 triệu trẻ em có nguy cơ mắc bệnh sởi do những rào cản bởi đại dịch COVID-19. Cụ thể, những gián đoạn liên quan đến đại dịch đã khiến 25 triệu trẻ em trên toàn cầu bỏ lỡ liều vaccine sởi đầu tiên trong năm 2021, trong khi 14,7 triệu đứa trẻ khác đã không tiêm liều vaccine thứ hai.

Sự sụt giảm kỷ lục trong tỷ lệ bao phủ vaccine sởi cho thấy một bước thụt lùi đáng kể trong tiến trình toàn cầu để chống lại căn bệnh này.

Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, “điều nghịch lý của đại dịch là trong khi vaccine chống COVID-19 được phát triển trong thời gian kỷ lục và được nhanh chóng triển khai thông qua chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, thì các chương trình tiêm chủng thông thường đã bị gián đoạn nghiêm trọng và hàng triệu trẻ em đã bỏ lỡ việc tiêm vaccine chống lại các căn bệnh chết người khác, ví như bệnh sởi”. Ông cho rằng, việc đưa các chương trình tiêm chủng trở lại đúng tiến độ là rất quan trọng. “Đằng sau mỗi số liệu thống kê trong báo cáo này là một đứa trẻ có nguy cơ mắc một căn bệnh có thể phòng ngừa được”, Tổng giám đốc WHO nói thêm.

Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 9 triệu ca mắc sởi và 128.000 trường hợp tử vong trong năm 2021. 

22 quốc gia đã trải qua các đợt bùng phát lớn và gây rối loạn đời sống xã hội, trong đó một số đợt bùng phát vẫn tiếp diễn trong năm nay.

Mối đe dọa sắp xảy ra ở khắp mọi nơi

Tỷ lệ bao phủ vaccine giảm, các hoạt động giám sát bệnh sởi suy yếu, cũng như tiến trình tiêm chủng vaccine sởi tiếp tục bị gián đoạn và chậm do đại dịch, đã khiến bệnh sởi trở thành “mối đe dọa sắp xảy ra” đối với mọi khu vực trên thế giới.

Báo cáo nhấn mạnh tình hình rất nghiêm trọng, vì sởi là một trong những loại virus dễ lây lan nhất ở người, mặc dù bệnh này gần như hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua tiêm chủng. Tuy nhiên, nó đòi hỏi tỷ lệ bao phủ vaccine 95% hoặc nhiều hơn 2 liều vaccine để tạo ra khả năng miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn sự bùng phát giữa các quần thể.

Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ vaccine sởi trên toàn cầu đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2008, mặc dù tỷ lệ này thay đổi theo quốc gia.

Được biết, hiện chỉ có 81% trẻ em được tiêm liều vaccine sởi đầu tiên và 71% đang tiêm liều thứ hai.

Patrick O'Connor – người đứng đầu về bệnh sởi của WHO, nói rằng, mặc dù các trường hợp mắc bệnh sởi vẫn chưa tăng đột biến so với những năm trước, nhưng bây giờ là lúc phải hành động. “Chúng ta đang ở ngã ba đường. 12 tới 24 tháng tới sẽ là khoảng thời gian rất khó khăn để giảm thiểu điều này”, ông O'Connor nhận định.

Cũng theo ông O'Connor, sự kết hợp của các yếu tố như các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài và tính chất chu kỳ của bệnh sởi có thể giải thích tại sao hiện vẫn chưa có sự bùng nổ số ca mắc sởi, mặc dù khoảng cách miễn dịch ngày càng bị nới rộng. Tuy nhiên, với bản chất rất dễ lây lan của bệnh sởi, điều này có thể nhanh chóng thay đổi.

Xác định các cộng đồng có nguy cơ

WHO và CDC cùng nhấn mạnh rằng, bệnh sởi ở bất cứ đâu cũng là mối đe dọa ở khắp mọi nơi, vì virus sởi có thể nhanh chóng lây lan khắp các cộng đồng và xuyên biên giới. Hơn nữa, không có khu vực nào trong số 6 khu vực của WHO trên toàn thế giới đạt được và duy trì loại trừ bệnh sởi.

Tiến sĩ Rochelle P. Walensky, Giám đốc CDC cho biết: “Con số kỷ lục trẻ em chưa được chủng ngừa và dễ mắc bệnh sởi cho thấy hệ thống tiêm chủng bị tổn hại nghiêm trọng trong đại dịch COVID-19”.

“Các đợt bùng phát dịch sởi cho thấy, những điểm yếu trong các chương trình tiêm chủng, nhưng các quan chức y tế công cộng có thể sử dụng phương pháp ứng phó với đợt bùng phát để xác định các cộng đồng có nguy cơ, hiểu nguyên nhân của việc tiêm chủng không đủ liều lượng và giúp đưa ra các giải pháp phù hợp tại địa phương để đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tiêm chủng”, Tiến sĩ Walensky nói thêm. Trong khi đó, WHO đang đặc biệt lo lắng về sự bùng phát bệnh sởi ở các khu vực của châu Phi cận Sahara.

Hành động và đầu tư

Báo cáo kêu gọi các quan chức y tế công cộng đẩy nhanh và tăng cường các nỗ lực tiêm chủng ngay từ bây giờ.

Theo đó, WHO và CDC khuyến nghị cần có hành động phối hợp của tất cả các đối tác và ở tất cả các cấp - toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương - để ưu tiên các nỗ lực hướng tới việc tìm kiếm và chủng ngừa sởi cho tất cả trẻ em không được bảo vệ. Đồng thời, đầu tư vào các hệ thống giám sát mạnh mẽ cũng được yêu cầu để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters & UN)

相关文章

最新评论