Liên quan tới thương vụ Grab “thâu tóm” Uber trên thị trường Đông Nam Á,ángnữasẽcókếtquảđiềutravụGrabthâutóc1 nữ trong đó có Việt Nam, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho hay: Thương vụ này hiện đang được xem xét không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác như Singapore, Indonesia, Philippines…
“Hiện nay, chúng tôi cũng đã có quyết định điều tra sơ bộ. Việc sáp nhập hai công ty này chưa phải là độc quyền vì trên thị trường Việt Nam hiện nay đang có khoảng 10 đơn vị hoạt động thí điểm mô hình những ứng dụng này trong việc cung cấp phần mềm đặt xe. Vấn đề ở đây là liên quan đến việc tập trung kinh tế”, ông Tân nói.
Theo ông Tân, quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 đã xác định rất rõ các ngưỡng thị phần. Khi sáp nhập, thị phần từ 30%-50%, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thông báo đến cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Cục Cạnh tranh và bảo người tiêu dùng.
Ở vụ việc này, nếu điều tra phát hiện sai phạm, Luật Cạnh tranh đã quy định rất rõ các hình thức xử lý, xử phạt. Trong đó có cả nội dung liên quan đến thực hiện các nghĩa vụ về thông báo. Đáng chú ý, việc xử phạt tối đa có thể lên đến 10% doanh thu của năm hoạt động liền trước năm mà doanh nghiệp có hành vi vi phạm.
“Trong trường hợp chúng tôi điều tra xác minh, việc tập trung kinh tế có thể chiếm trên 50% thị phần kết hợp thì sẽ vi phạm quy định bị cấm không được tập trung kinh tế. Ngoài ra, còn có những hình thức yêu cầu bổ sung khác liên quan đến phải khôi phục lại hoạt động ban đầu ...”, ông Tân cho hay.
Ông Tân chia sẻ thêm: Dự kiến, khoảng 1 tháng nữa sẽ có kết quả điều tra ban đầu xem tình hình việc tập trung kinh tế của hai công ty này như thế nào. Sau đó, bước tiếp theo có thể có là tiến hành điều ra chính thức theo đúng thủ tục quy định tại Luật Cạnh tranh.
Ngày 13/4 vừa qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chính thức thông báo quyết định tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc Grab mua lại các hoạt động của Uber tại thị trường Việt Nam, nhằm hạn chế cạnh tranh liên quan đến hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế nêu tại Luật Cạnh tranh năm 2004. Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ.
Trước đó, từ 23h59 ngày 8/4, Uber đã chính thức chấm dứt hoạt động của ứng dụng Uber tại Việt Nam và hiện tại Văn phòng Uber Việt Nam cũng đã đóng cửa. Như vậy, giao dịch tập trung kinh tế giữa Grab và Uber đã chính thức hoàn tất tại thị trường Việt Nam.
- Trâu vô địch tại lễ hội ở Vĩnh Phúc được xẻ thịt bán 5 triệu đồng/kg
- Chó nghiệp vụ của Việt Nam lùng sục giữa đống đổ nát tìm nạn nhân Thổ Nhĩ Kỳ
- Giám đốc trung tâm đăng kiểm 'ngã ngựa' từng quả quyết luôn ‘đúng quy định’
- Đoàn khách nước ngoài xông đất vịnh Hạ Long vui mừng khi được nhận lì xì năm mới
- Đào trăm tấn bê tông, Cảnh sát Việt Nam đưa nạn nhân xấu số bị vùi lấp ra ngoài
- Chuyên gia phản hồi phương án cơ sở bảo dưỡng có thể được kiểm định ô tô
- Hơn 1.400 tỷ đồng nạo vét luồng Cái Mép
- Đại tá Huỳnh Thới An làm Cục phó Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
- Nguyên nhân tiểu thương và nhân viên quản lý chợ ở Bình Phước hắt cá vào nhau
- Từ bỏ thu nhập cao, nữ dược sỹ người Vân Kiều háo hức lên đường nhập ngũ