Dây Bình Bát hay còn được biết đến với tên gọi: Bát Bát,ỹthuậttrồngdâyBìnhBátgiảiđộcthanhnhiệtvàtốtchongườiđáitháođườty le bong datv Mảnh Bát, Dây Miểng bát, dưa dại là một loài dây mọc hoang thành những lùm bụi trên những mảnh đồi, mảnh nương ở nhiều nước châu á.
Dây Bình Bát là một loài cây có rất nhiều công dụng vừa có thể dùng làm thuốc chữa bệnh và dùng làm thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Dây bình bát thuộc loài cây thảo nhẵn và mảnh, mọc leo cao, đôi khi dài tới 5m hay hơn. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, khía 5 thùy nông, mép có răng cưa. Tua cuống đơn, mọc đối diện với lá. Hoa đực và hoa cái giống nhau, mọc đơn độc hay xếp hai cái một ở nách lá, có cuống dài 2cm, rộng 2,5cm, khi chín có màu đỏ và thịt quả đỏ chứa nhiều hạt. Ra hoa, kết quả quanh năm.
Vậy kỹ thuật trồng cây Bình Bát này ra sao? Dưới đây là các bước hướng dẫn trồng cơ bản nhất.
Dây Bình Bát là cây mọc hoang rất nhiều. Ảnh minh họa
Thời vụ trồng dây Bình Bát
Dây Bình Bát có thể trồng quanh năm, nhưng tập trung vào đầu mùa Xuân từ tháng 2, tháng 3 đến tháng 9. Bình Bát ưa đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, có cấu tượng nhẹ, dễ thoát nước vì vậy nên chọn những chân đất cao ráo, đất thịt nhẹ pha cát như đất phù sa ven sông, suối. Với đất bãi, đất vườn chỉ cần cày bừa, lên luống rộng 1m, luống nổi cách mặt đất từ 20-30cm, giữa các luống có rạch thoát nước và đi lại rộng 30-40cm.