【bxh bd c2】Phải mạnh tay với vi phạm!
Cán bộ nào được ở nhà công vụ biệt thự loại A?ảimạnhtayvớiviphạbxh bd c2 | |
Đề nghị hạn chế đối tượng hưởng nhà công vụ | |
Quy định rõ ràng để tránh biến nhà công vụ thành nhà “tư vụ” | |
Nhà công vụ không nên chỉ phục vụ cho số ít đối tượng | |
Nhà công vụ “nóng” bàn nghị sự |
Tòa nhà CT1-CT2 Khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội - nơi 12 cựu quan chức chưa trả nhà công vụ. Ảnh: ST |
Trên thực tế, có nhiều phương thức từ đơn giản đến tinh vi để gian lận đất công đã được phát giác. Ví dụ như thay vì chuyển đổi mục đích sử dụng trước rồi mới thay đổi quy hoạch thì nhà đầu tư “làm việc riêng” với địa phương để làm ngược lại. Hoặc không còn sử dụng đất được giao theo mục đích ban đầu nữa nhưng không trả lại cho Nhà nước mà giữ cho thuê kiếm lời. Hay ví dụ như phải thẩm định giá, đấu giá thì chỉ định luôn cho nhanh; nhà công vụ không ở cũng không trả lại như 12 cán bộ nêu trên.
Có một chuyên gia về lĩnh vực này từng công bố một nghiên cứu chuyên đề về “Công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình”, trong đó nêu lên một con số đáng báo động là: trong 2.500 dự án bất động sản ở Hà Nội, có 50 dự án sai phạm toàn phần, riêng số tiền thất thoát do không thông qua đấu giá, đấu thầu lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, có nhiều sai phạm đã được thanh tra, kiểm toán chỉ ra cụ thể, rõ ràng, nhưng đến giờ, chính quyền địa phương vẫn chưa xử lý rốt ráo. Đơn cử, khu đất dự án Khu liên cơ quan TP. Hà Nội và Văn phòng 63 tỉnh, thành. Trước đây, Nhà nước đã đền bù giải phóng mặt bằng, sau đó lại giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án khu đô thị, nhà ở thương mại cao tầng mà không thông qua đấu thầu hay đấu giá. Điều này không chỉ sai trong sử dụng tài sản công mà còn gây ảnh hưởng về tầng cao, mật độ xây dựng dẫn đến hệ số sử dụng đất tăng, kết cấu hạ tầng xã hội tăng đột biến, gây xung đột xã hội ở khu dự án này.
Vậy trách nhiệm để xảy ra những sai phạm đó thuộc về ai? Dĩ nhiên, đầu tiên phải là đơn vị sử dụng tài sản, biết sai nhưng vẫn cố tình làm. Sau đó, là chính quyền địa phương, đơn vị trình sai mà không bác, lại còn ký chấp thuận. Và không thể chung chung “điểm danh” đơn vị mà phải trực tiếp “gọi tên” người đứng đầu.
Thực tế, thời gian qua đã có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, lãnh đạo địa phương, sở, ngành bị xử lý vì sai phạm này, thậm chí nhiều vụ việc được xử lý nghiêm khắc, nhiều lãnh đạo địa phương, sở, ngành, doanh nghiệp bị khởi tố. Song, sai phạm vẫn còn.
Thực trạng này đặt ra vấn đề, nên chăng phải xử lý triệt để hơn nữa những vụ việc sử dụng tài sản công sai mục đích, xử nghiêm đúng người, đúng tội dù vi phạm ít hay nhiều? Đồng thời, thực hiện nghiêm các luật, quy định về sử dụng tài sản công, minh bạch việc công khai thông tin, đẩy mạnh giám sát để hạn chế và đẩy lùi các sai phạm trong sử dụng tài sản công, tránh gây thất thoát nguồn lực của nhà nước.
(责任编辑:Cúp C1)
- 8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- Hướng đến người dân và doanh nghiệp
- Đại gia ở Minh Hưng “mất tích”, nhiều chủ nợ khốn đốn
- Vụ sập hầm thủy điện: Sẽ khoan thêm lỗ để thông hơi và thoát nước
- Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- Ca sĩ Phi Nhung tặng 20 triệu đồng cho người nghèo xã Bù Nho
- Con dê trong nền pháp luật xưa
- Bình dị ngày 20/10
- Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- Quản lý đất đai trên môi trường số
- Xe tải lắp thêm baga có bị xử phạt?
- Giúp người dân ứng phó sớm với hạn hán
- Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”
- "2015 sẽ là năm bản lề của các doanh nghiệp công nghệ"