Xuất khẩu tôm dự báo cán mốc 4 tỷ USD Xuất khẩu thuỷ sản năm 2021 có thể cán đích 9 tỷ USD Điều gì đang kìm hãm sản xuất,ásổbấtcậpsảnlượnggiáthànhlấyđàxuấtkhẩutômtỷket qua bong da viet nam hom nay xuất khẩu tôm, cá tra? Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thanh Theo Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT), 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm ước đạt 1,5 tỷ USD (trong đó, tôm sú đạt 200 triệu USD, tôm thẻ chân trắng đạt 1,3 tỷ USD).
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về giải pháp phát triển ngành tôm năm 2021 và triển khai Quyết định số 339/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sáng nay 16/7/2021, đại diện Tổng cục Thuỷ sản đánh giá, dù đạt được kết quả xuất khẩu đáng kể, song ngành nuôi tôm vẫn gặp một số tồn tại, khó khăn.
Điển hình là việc cấp mã số xác nhận đăng ký cơ sở nuôi đạt kết quả chưa cao. Tình trạng ô nhiễm chất thải còn xảy ra phổ biến, nhất là trong nuôi thâm canh, siêu thâm canh. Bên cạnh đó, tôm bố mẹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và khai thác từ tự nhiên, trong nước mới chỉ cung cấp được một phần, chưa chủ động trong sản xuất.
Vấn đề tồn tại nữa của ngành nuôi tôm là giá thành sản xuất tôm ở Việt Nam vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân bởi thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm lỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp).
Một số thách thức mới được đại diện Tổng cục Thuỷ sản đề cập tới ở góc độ xuất khẩu như sự thay đổi quy định kiểm dịch đối với sản phẩm nhập khẩu ở nhiều quốc gia, những cảnh báo về an toàn thực phẩm.
Một số thị trường nhập khẩu chính thủy sản của Việt Nam đã có những thay đổi trong chứng nhận an toàn thực phẩm. Điển hình như Hàn Quốc, sản phẩm tôm phải đáp ứng quy định về xử lý nhiệt (tôm nấu chín) mới được miễn kiểm dịch. Tuy nhiên, thời gian xử lý nhiệt theo quy định của Hàn Quốc dài, ảnh hưởng không nhỏ đến màu sắc, mùi vị... của sản phẩm.
Ngoài ra, thị trường Brazil quy định chế độ xử lý nhiệt khắt khe hơn rất nhiều so với hướng dẫn của Tổ chức Thú y thế giới…
Dự báo, cả năm nay xuất khẩu tôm sẽ đạt khoảng 4 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Thanh Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTTN Phùng Đức Tiến cũng nhận định, năm 2021, ngành tôm Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Hạn hán, xâm nhập mặn; thời tiết khí hậu bất thường, tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ phát sinh dịch bệnh; diễn biến dịch Covid-19 và cạnh tranh thương mại quốc tế khó lường.
Dù vậy, ngành tôm đang có lợi thế với đội ngũ doanh nghiệp có hơn 20 năm kinh nghiệm từ khâu sản xuất đến chế biến, xuất khẩu. Đặc biệt, các Hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam ký kết sẽ mở rộng cơ hội về thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, nhất là tôm, cá tra.
Ngày 11/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg, theo đó giao cho Bộ NN&PTNT từ nay đến năm 2025 phải đạt kim ngạch xuất khẩu tôm 10 tỷ USD. Trong khi đó, tổng sản lượng thủy sản đến năm 2030 phải đạt 9,8 triệu tấn, trong đó 2,8 triệu tấn khai thác, còn lại là nuôi trồng.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho rằng, lĩnh vực thủy sản cần tập trung giải quyết các bất cập của ngành tôm hiện nay về quy mô, sản lượng và giá thành; củng cố, phát triển ngành tôm, tạo đà phát triển, chuẩn bị những bước bứt phá nhanh hơn trong thời kỳ tới.
Thống nhất hành động trong 3 trục (Chính phủ, doanh nghiệp, người dân) để quyết tâm xây dựng ngành tôm thành một ngành hàng lợi thế, mang lại giá trị cao nhất và có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Riêng về diện tích nuôi tôm của Việt Nam hiện nay khoảng 740.000 ha, muốn tăng diện tích nuôi trồng để tăng sản lượng là rất khó. Thậm chí, theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi tôm năm nay giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2020.
Như vậy, muốn tăng năng suất thì cần phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành con giống, thức ăn, kiểm soát môi trường nuôi và thú y phòng bệnh, nâng cao chất lượng tôm tại khu vực nuôi.
“Đồng thời, cần đẩy mạnh chế biến với công nghệ cao. Phải có nhiều sản phẩm, nhiều thị trường thì chúng ta mới đạt được mục tiêu Chính phủ giao cho ngành NN&PTNT”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
顶: 726踩: 4Nửa đầu năm 2021, sản lượng tôm nước lợ đạt 371 nghìn tấn (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó, sản lượng tôm sú đạt 113 nghìn tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 258 nghìn tấn. Giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL hiện giảm do nguồn cung dồi dào và do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên khó khăn trong thu mua, vận chuyển. Tại Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg giảm 15.000 đồng/kg so với tháng trước xuống còn 250.000 đồng/kg.
【ket qua bong da viet nam hom nay】“Xoá sổ” bất cập sản lượng, giá thành lấy đà xuất khẩu tôm 10 tỷ USD
人参与 | 时间:2025-01-25 20:05:44
相关文章
- Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- Saudi Arabia tổn thất lớn trước trận gặp U23 Việt Nam
- Xé lưới U23 Thái Lan, Phan Tuấn Tài đi vào lịch sử U23 châu Á
- Cội nguồn ba thế kỷ (1894
- Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- Các thương hiệu thời trang Pháp chung tay giải quyết thiếu hụt khẩu trang
- Lo ngại FED, thị trường tiếp tục giảm
- Saudi Arabia tổn thất lớn trước trận gặp U23 Việt Nam
- Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- Ronaldo sốc không dám sử dụng hồ bơi xuống cấp của MU
评论专区