Đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý thuế giai đoạn 2011-2014,ỦybanTàichíath. bilbao đấu với getafe Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho rằng, nhìn chung, các luật có liên quan đến hải quan khi ban hành đều đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên, do liên quan đến số thu NSNN nên hầu như thủ tục về thuế đòi hỏi doanh nghiệp phải xuất trình nhiều chứng từ. Chính sách thuế thay đổi liên tục do những bất cập, vướng mắc trước đó. Tuy nhiên khi thay đổi thì gặp phải những vướng mắc mới khác.
Về khai thuế, tính thuế, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, trình độ của người nộp thuế chưa đồng đều trong khi hiện nay Hải quan đã thực hiện thủ tục bằng phương pháp điện tử (doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) nên tính chính xác tuyệt đối của hồ sơ hải quan chưa đảm bảo, tình trạng thất thu NSNN vẫn xảy ra nếu cơ quan hải quan thực hiện không tốt khâu hậu kiểm.
Về thời hạn nộp thuế, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, từ ngày 1-7-2013 không còn tình trạng nợ xấu khó đòi vì tất cả các lô hàng đều phải nộp xong thuế mới thông quan. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng nợ khó đòi trong một số trường hợp, như: Tham vấn hoặc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Hải quan về công tác giá tính thuế; Kiểm tra tính hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Kiểm tra và xác định mã số HS của hàng hóa sau khi có kết quả trưng cầu giám định… Khi cơ quan Hải quan có kết quả thì hầu hết các lô hàng đã được thông quan; khi cơ quan Hải quan tính lại thuế và ra quyết định truy thu nếu doanh nghiệp không nộp thì sẽ phát sinh nợ xấu, lực lượng hải quan phải tổ chức đi thu đòi.
Về gia hạn thời hạn nộp thuế quá 275 ngày, áp dụng đối với các lô hàng có hợp đồng sản xuất quá 275 ngày, nhằm tránh để doanh nghiệp lợi dụng chính sách gia hạn, Cục Hải quan TP.HCM đề nghị chỉ cho phép gia hạn 1 lần và không quá 90 ngày tiếp theo.
Trên cơ sở của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 179/2013/TT-BTC quy định về điều kiện xóa nợ thuế, đối tượng được xóa nợ còn hạn chế nên số tiền thuế được xóa còn thấp so với tổng số thuế không còn khả năng thu hồi (hiện Cục Hải quan TP.HCM mới xóa được 60 tỷ đồng/1.500 tỷ đồng nợ thuế). Cục Hải quan TP.HCM đề nghị mở rộng đối tượng doanh nghiệp đủ điều kiện xóa nợ thuế theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
Công tác giá tính thuế, đây là khâu nghiệp vụ phức tạp, nhạy cảm và thường phát sinh nợ (nợ thuế sau khi xác định giá tại khâu sau thông quan tại trụ sở Hải quan, nợ tiền chậm nộp….) sau khi hàng hóa đã thông quan và giải phóng hàng; vì vậy khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn Luật Hải quan và Luật Thuế XNK cần tính toán đến việc quy định người nhập khẩu phải nộp khoản tiền đảm bảo khi hải quan phát hiện có dấu hiệu nghi vấn và có thể sẽ điều chỉnh giá tính thuế (dự thảo Thông tư không còn quy định khoản bảo đảm và quy định cho doanh nghiệp được chọn tham vấn hoặc kiểm tra sau thông quan khi cơ quan Hải quan phát hiện nghi vấn).
Trong quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý thuế và công tác thu thuế cho NSNN vẫn còn một số nội dung vướng mắc. Chính vì thế, Cục Hải quan TP.HCM đã có một số kiến nghị cụ thể lên Ủy ban Ngân sách- Tài chính xem xét.