【nhận định nữ việt nam】Kết nối kinh tế là then chốt đối với sự phát triển của khu vực Mekong
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên bế mạc WEF-Mekong chiều ngày 25/10.
Theo Phó Thủ tướng, Hội nghị WEF-Mekong đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng đối với các nước Mekong như phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại, đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hóa và tăng trưởng bao trùm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư…
Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc thành lập Cộng đồng ASEAN và sự gia tăng liên kết kinh tế trong khu vực và toàn cầu đang mở ra không gian phát triển rộng lớn cho khu vực Mekong. Nhưng cùng với đó, khoảng cách phát triển và chênh lệch giàu nghèo đang gia tăng, lao động chi phí thấp đang giảm dần lợi thế, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng rõ rệt…
Trong bối cảnh đó, một khu vực Mekong hòa bình, ổn định về an ninh - chính trị, năng động và kết nối về kinh tế, bền vững về môi trường và hài hòa về xã hội không chỉ là lợi ích chung của các nước Mekong và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài khu vực, mà còn đóng góp quan trọng vào thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN và củng cố hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.
Phó Thủ tướng cho rằng tăng cường hợp tác thu hẹp khoảng cách phát triển và thúc đẩy phát triển bền vững, mà trước hết là quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, là hết sức cần thiết.
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các nước và các đối tác trong vấn đề này trên tinh thần bảo đảm hài hòa lợi ích, chia sẻ trách nhiệm vì sự phát triển bền vững của từng nước và cả khu vực Mekong.
Theo Phó Thủ tướng kết nối kinh tế khu vực đóng vai trò then chốt trong việc phát triển khu vực Mê Công thịnh vượng, trong đó các biện pháp quan trọng là kết nối cơ sở hạ tầng, liên kết kinh tế và tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, du lịch.
Ảnh: VGP/Hải Minh |
Về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Phó Thủ tướng đánh giá với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của các nước đang phát triển như các nước Mekong có cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Do đó, chính phủ và các doanh nghiệp trong khu vực Mekong cần tập trung tạo dựng môi trường thuận lợi về khung khổ pháp lý và tài chính cho doanh nghiệp, nhất là cho khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, các nước Mekong cần đầu tư nhiều hơn cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, chứ không thể chỉ dựa vào tài nguyên và lao động chi phí thấp.
Thông qua WEF-Mekong, Việt Nam mong muốn cùng với WEF tạo cơ hội thúc đẩy đối thoại và quan hệ đối tác công - tư rộng mở trong khu vực Mekong để phát triển khu vực này thực sự năng động, gắn kết, có năng lực cạnh tranh cao và phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước Mekong để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh trong khu vực./.
Theo chinhphu.vn
相关文章
Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
Người bị kiểm soát bởi quan điểm yêu đương kiểu định mệnh trong tình yêu sẽ kiên tr2025-01-25100.000 ô tô ở Việt Nam cài đặt Kiki
Nhu cầu điều khiển bằng giọng nói trên ôtô ngày càng lớnNăm 22025-01-25Hải Phát Invest đặt mục tiêu doanh thu từ 1.600
Coteccons chốt doanh thu 16.000 tỷ đồng, lợi nhuận 600 tỷ đồng năm 2020Tập đoàn Novaland đạt giải th2025-01-25Cầu nối crypto ‘hứa thưởng’ 10% cho tin tặc hoàn trả số tiền đánh cắp
“Tiền thưởng sẽ dành cho những người đã và sẽ trả lại số tài sản b2025-01-25Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
Cục Thuế Sơn La phấn đấu hoàn thành kế hoạch thanh kiểm tra năm 2024 trước ngày 30/11Đánh giá kết qu2025-01-25Hà Nội: Gần 5.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động 4 tháng qua
Doanh nghiệp thành lập mới cao nhất kể từ đầu năm73 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chưa phải là2025-01-25
最新评论