发布时间:2025-01-12 17:56:16 来源:Empire777 作者:La liga
Doanh nghiệp cần thiết lập một bộ phận xử lý tình huống cấp bách nhằm thực hiện các giải pháp tài chính |
Hạ tỷ lệ tăng trưởng
Ngày 4/5,Đạidịbóng đa hom nay các chuyên gia kinh tế của CEL đã đưa ra kết quả khảo sát doanh nghiệp và đưa ra nhiều giải pháp khuyến nghị cho doanh nghiệp thời kỳ khủng hoảng.
Tác động của đại dịch bệnh không kiêng nể bất kỳ nền kinh tế hay loại hình doanh nghiệp. Tỷ lệ tăng trưởng trong năm được dự báo sụt giảm còn 1,5% thay cho dự báo trước đó 2,4%, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Xét đến bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, các lĩnh vực từ bất động sản, logistics, hàng tiêu dùng, xây dựng, sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp đã và đang bị kéo theo trong làn sóng từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên sản xuất.
Kết quả khảo sát được thực hiện trong cuối tháng 3 và hai tuần đầu tháng 4 của CEL cung cấp thông tin gần 60% số doanh nghiệp gặp vấn đề nghiêm trọng cả về cung và cầu. Đại dịch làm suy yếu chuỗi cung ứng khi hàng tồn kho cạn kiệt nhanh chóng, cùng với sự sụt giảm nhu cầu làm đứt đoạn dòng tiền của doanh nghiệp.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), kể từ khi dịch bệnh bùng phát, hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trở nên đình trệ dẫn đến việc sản lượng hàng hóa xuất khẩu duy trì ở mức thấp. Qua đó, nhiều hãng tàu quốc tế đã phải bỏ chuyến ở một vài cảng của Trung Quốc do lượng hàng quá ít. Một số mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chịu tác động kép từ điều này. Chẳng hạn như vải, sơ, sợi, sắt thép đã phải chứng kiến sự sụt giảm sâu về giá trị trong hai tháng đầu năm 2020. Điều này đồng nghĩa với việc công suất hoạt động của mỗi mắt xích trên chuỗi giá trị đều có thể gây tác động mạnh mẽ đến phần còn lại.
Diễn biến thay đổi từng ngày và trong tình huống nguy hiểm tiềm ẩn cơ hội. Một số ít lĩnh vực sản xuất khẩu trang, vật tư y tế và lương thực đón nhận đơn hàng phát sinh từ các khu vực đang chống chọi căng thẳng với đại dịch bệnh như châu Âu và Mỹ. Đại dịch càng thúc đẩy các nhà đầu tư tương lai trong làn sóng dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á.
Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và khối châu Âu (EVFTA) được phê chuẩn mang lại tiềm năng cho nền kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Chỉ các công ty thích nghi tốt cùng với chuỗi cung ứng linh hoạt hay “chịu chi” sẽ là nhóm còn sống sót. Biti's nhanh chóng thay đổi danh mục sản phẩm để theo kịp xu hướng mới của thị trường, cho ra mắt dòng sản phẩm giày mới với thông điệp cổ vũ cuộc chiến chống đại dịch trong đó “không ai bị bỏ lại”.
Tương tự, Samsung đã phải vận chuyển bằng đường hàng không các linh kiện điện tử từ Trung Quốc sang các nhà máy tại Việt Nam. Các doanh nghiệp chuyển sang phát triển các kênh bán hàng trực tuyến phục vụ “nền kinh tế ở nhà” khi các nhu cầu phát sinh từ dạy học trực tuyến, chơi game và xem phim, ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa, mua sắm hộ,… Bên cạnh đó, nhu cầu đột biến về giao hàng tại nhà tại thời điểm cách ly xã hội cũng kéo theo một lượng nhu cầu tuyển dụng nhân sự nhất định ở các doanh nghiệp lĩnh vực giao hàng chặng cuối..
Giải pháp tài chính trong thời kỳ khủng hoảng
Theo các chuyên gia, việc cần làm của các doanh nghiệp ứng phó sau đại dịch Covid-19 nói riêng và các tình huống cấp bách nói chung đó là xây dựng và củng cố kế hoạch kinh doanh không gián đoạn nhằm ứng phó với các tình huống rủi ro mang tính bất ngờ.
Trong các thời điểm khủng hoảng, tiền mặt dự trữ càng trở nên cực kỳ quan trọng do tính thanh khoản của chúng. Khủng hoảng đại dịch bệnh gây nên sự sụt giảm nhu cầu nghiêm trọng, kéo theo đó là sự đứt đoạn dòng tiền của doanh nghiệp và rủi ro phá sản cao. Các doanh nghiệp càng nhỏ, lượng tích lũy tiền mặt có xu hướng càng ít và không thể bằng với các tập đoàn có quy mô lớn.
Vì vậy, đảm bảo tính thanh khoản cần được ưu tiên hàng đầu, doanh nghiệp cần thiết lập một bộ phận xử lý tình huống cấp bách nhằm thực hiện các giải pháp tài chính giúp doanh nghiệp chống chọi trong giai đoạn khủng hoảng.
Cụ thể, rà soát áp lực hàng tuần về vốn lưu động: tiền mặt, hàng tồn kho, khoản đầu tư, các khoản phải thu và phải trả trong ngắn hạn, thuế và lương; Rà soát thanh khoản và ưu tiên các khoản thanh toán. Việc này giúp doanh nghiệp tuân thủ các nghĩa vụ và duy trì hoạt động kinh doanh hay ít nhất đáp ứng việc thực hiện dịch vụở mức chấp nhận được đối với khách hàng cốt lõi.
Triển khai Dự toán ngân sách “từ số 0”. Theo đó, tất cả chi phí phải được lập và dành cho một chu kỳ kinh doanh mới; Giảm thiểu rò rỉ tiền mặt (tồn kho, các loại chi phí). Rà soát từng quy trình và hoạt động gây ra sai hỏng, vật tư hay nguyên vật liệu không sử dụng đến hay sử dụng quá nhiều gây lãng phí.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực liên quan đến nhu cầu cũng như nguồn cung. Những biến động thị trường cần phải được cập nhật nhanh chóng và chính xác để áp dụng vào các chiến lược hoạt động cụ thể.
Xem xét nhiều kịch bản khác nhau để đưa ra các phương án ứng phó phù hợp cho từng kịch bản và hành động nhanh chóng. Việc lên nhiều kịch bản có thể xảy ra giúp doanh nghiệp dự phòng trước để không bị bất ngờ và lâm vào tình thế bị động.
Bên cạnh các giải pháp nêu trên, doanh nghiệp cần tận dụng thời gian này để xúc tiến những công việc còn tồn đọng hay chưa triển khai như thiết kế website, chuẩn hóa quy trình, nghiên cứu sản phẩm dịch vụ mới, đào tạo và tái cơ cấu đội ngũ nhân sự theo hướng tinh gọn, nâng tầm giá trị cốt lõi sẽ giúp các doanh nghiệp sẵn sàng cho các tình huống bất định trong tương lai với các bài học rút ra từ đại dịch Covid-19.
相关文章
随便看看