JLL nhận định xác lập giá tiếp tục là chủ đề chính của các nhà đầu tư vào năm 2023Đại diện của JLL cho biết,ậnđịnhxáclậpgiátiếptụclàchủđềchínhcủacácnhàđầutưvàonăkèo đá banh trực tiếp việc xác lập giá sẽ ảnh hưởng đến chiến lược triển khai trong nửa đầu năm khi giá mua và giá bán được siết chặt chênh lệch.Trong báo cáo cập nhật do công ty tư vấn bất động sản toàn cầu JLL (NYSE: JLL) vừa công bố, đầu tư bất động sản thương mạiở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2022 giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái do chu kỳ lãi suất thắt chặt và bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định. Vốn đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bất động sản thương mạitoàn khu vực đạt 129 tỷ USD. Trong quý IV, hoạt động trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khoản vốn đầu tư trị giá 30,7 tỷ USD được triển khai từ tháng 10 đến tháng 12 tương đương với mức tăng 12% so với quý trước. Ông Stuart Crow, Tổng giám đốc thị trường vốn, Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của JLL chia sẻ: “Năm 2022, mặc dù các nhà đầu tư xây dựng lại chiến lược ngắn hạn nhưng vẫn cam kết tuân thủ triển vọng dài hạn hơn của thị trường bất động sản Châu Á - Thái Bình Dương. Xác lập giá tiếp tục là chủ đề chính của các nhà đầu tư vào năm 2023 và sẽ ảnh hưởng đến các chiến lược triển khai trong nửa đầu năm khi giá mua và giá bán được siết chặt chênh lệch. May mắn, các nhân tố bao gồm việc Trung Quốc mở cửa trở lại, sự phục hồi dự kiến ở Nhật Bản và niềm tin cho rằng Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực ít bị ảnh hưởng nhất bởi bất kỳ sự suy thoái kinh tế toàn cầunào báo hiệu sự khả quan về thị trường bất động sản hoạt động mạnh mẽ vào nửa cuối năm 2023”. Theo ghi nhận của JLL, Singapore nổi lên như thị trường có hiệu suất hoạt động cao nhất khu vực trong năm 2022 với tổng vốn đầu tư tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Singapore thu hút 14,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nhờ thị trường văn phòng hoạt động mạnh mẽ vào nửa đầu năm và giao dịch danh mục đầu tư bán lẻ một lần khá lớn vào tháng 12. Hàn Quốc vẫn là thị trường đầu tư sôi động nhất với giá trị giao dịch đạt 26,2 tỷ USD. Còn Trung Quốc đã thu hút 24,8 tỷ USD vốn đầu tư, giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2022, lĩnh vực khách sạn hoạt động hiệu quả nhất ở Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương so với năm trước. Nhờ nối lại hoạt động lữ hành và kinh doanh du lịch, thị trường này đã thu hút 10,1 tỷ USD vốn đầu tư, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo JLL, văn phòng là loại hình bất động sảnđược giao dịch nhiều nhất trong khu vực, kết thúc năm với giá trị vốn đầu tư đạt 60,5 tỷ USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư có xu hướng kén chọn hơn khi hoạt động phân chia giữa tài sản sơ cấp và tài sản thứ cấp tiếp tục diễn ra. Giao dịch hậu cần và công nghiệp giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2022, doanh số bất động sản bán lẻtrong khu vực đạt 23 tỷ USD, giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái. |