Bamboo Airways của tập đoàn FLC đang có kế hoạch sớm tham gia thị trường hàng không với một đội tầu bay hùng hậu. Vietjet Air đã có ý định mua thêm nhiều máy bay để phục vụ cho kế hoạch mở rộng kinh doanh.
Dư địa phát triển lớn
TheĐiểmnghẽnvớidoanhnghiệpbaytưnhâtrang dự đoán bóng đá chính xác nhấto ông Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, năm 2017, ngành hàng không Việt Nam đạt doanh thu 121.120 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước, vận chuyển 46,39 triệu lượt khách. Tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không tăng nhanh từ mức 78,9% năm 2015 lên gần 85% năm 2017.
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành hàng không, nhu cầu đi lại bằng phương tiện này cũng tăng nhanh chóng, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2013 - 2016. Nếu như năm 2013 tăng trưởng gần 7 lần thì năm 2016 tăng trưởng tới 16 lần.
Ngành hàng không hiện nay hoàn toàn không còn độc quyền, nhưng vẫn còn doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Vietnam Airlines vẫn đang dẫn đầu với thị phần chiếm 40%, đứng thứ 2 là Vietjet Air chiếm 27%, tiếp theo là Jetstar Pacific chiếm 10%... còn lại là thị phần của Vasco và các hãng hàng không nước ngoài.
Ông Lê Anh Tuấn, Trưởng ban Kết cấu hạ tầng, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định, nhà nước đã và đang rất quan tâm tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng hàng không. Cụ thể, đầu tư các kết cấu hạ tầng cho hàng không chiếm 30% tổng công trình ưu tiên, hàng không chiếm gần 20% hạ tầng giao thông. Trước đó, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch phát triển hàng không, theo đó phấn đấu đến năm 2020 có 23 cảng hàng không, 28 cảng hàng không năm 2030.
“Ngoài hạ tầng cơ sở, đội ngũ tàu bay đạt 220 chiếc vào năm 2020 và nâng gần gấp đôi vào năm 2030. Sự quan tâm và dư địa cho phát triển ngành hàng không là rất lớn đặc biệt cho các hãng và nhà đầu tư”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Việc thúc đẩy phát triển ngành hàng không là một chiến lược hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì tăng trưởng hàng không luôn lớn hơn nhiều lần tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tăng trưởng hàng không sẽ không chỉ trực tiếp đóng góp giá trị gia tăng cho nền kinh tế mà còn hỗ trợ nhiều ngành kinh tế khác như du lịch, khách sạn, bất động sản... phát triển.
Tuy có sự phát triển vượt bậc và tiềm năng phát triển lớn như vậy nhưng trong bối cảnh kết cấu hạ tầng ngành hàng không chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nhiều điểm nghẽn đặc biệt là kết cấu hạ tầng hàng không tại các khu vực đang được quy hoạch thành những trung tâm du lịch lớn của quốc gia, hay việc tham gia của các doanh nghiệp tư nhân khi đầu tư kinh doanh dịch vụ hàng không sẽ là vấn đề bắt buộc các doanh nghiệp tư nhân phải tính đến khi đầu tư vào ngành hàng không.
Cần chính sách rõ ràng
Ông Đỗ Đức Tú, Vụ Kết cấu hạ tầng và Đô thị (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tắc nghẽn hạ tầng là do lượng hành khách qua các cảng hàng không Việt Nam tăng trưởng trên 16%, cao so với mức chung của thế giới, dẫn đến sự tắc nghẽn của các cảng hàng không. Hiện tượng quá tải về hạ tầng không chỉ diễn ra tại các khu vực đô thị trung tâm mà còn diễn ra tại nhiều cảng hàng không địa phương như Thanh Hoá, Quy Nhơn hay Quảng Bình...
Hiện nay, một số cảng hàng không, sân bay như: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, sân bay Phan Thiết, nhà ga quốc tế Đà Nẵng, nhà ga quốc tế Cam Ranh... đang nhận được vốn đầu tư tư nhân. Theo Nghị định số 92/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng, nhà đầu tư tư nhân đã được phép đầu tư 100% vốn thay vì chỉ được phép đầu tư tối đa 30% vốn của cảng hàng không theo quy định trước đây, điều này đã thu hút được các nhà đầu tư tư nhân.
Tuy nhiên, theo ông Tú, Nhà nước cần có sự hỗ trợ nhất định cho các dự án cảng hàng không, ví như dự án cảng hàng không Vân Đồn làm sao phải khả thi về mặt tài chính, để nhà đầu tư thu hồi vốn và có lãi. Sự hỗ trợ còn tùy thuộc vào từng dự án, từng địa bàn. Chẳng hạn, với địa bàn như Quảng Ninh, chỉ cần hỗ trợ giải phóng mặt bằng nhà đầu tư đã chấp nhận nhưng những địa phương có tiềm năng kém hơn, ví như ở Quảng Bình, mức hỗ trợ có thể sẽ còn cao hơn. Đồng thời, nhà đầu tư cần phải được hỗ trợ về chuyên ngành hàng không, cần đến sự hỗ trợ của Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải).
Đặc biệt, điều quan trọng nhất là nhà nước khi đã chấp thuận cho nhà đầu tư chủ trương đầu tư phải có thủ tục hành chính rõ ràng để dự án nhanh chóng được triển khai.
Một trong những thách thức mà hàng không đang phải đối mặt đến từ vấn đề hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng tại những khu vực trọng điểm. Phân tích về các điễm nghẽn đối với việc đầu tư vào ngành hàng không, ông Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TP.HCM, nguyên Trưởng nhóm nghiên cứu về việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cho rằng, cần có chính sách quốc gia về hàng không dân dụng. Theo đó, chính sách phải rõ ràng để lôi kéo đầu tư tư nhân phát triển hàng không, xã hội hoá đầu tư cảng hàng không.