当前位置:首页 > La liga > 【marseille – toulouse】Bến Xuân khai mở “sân chơi” nghệ thuật mới

【marseille – toulouse】Bến Xuân khai mở “sân chơi” nghệ thuật mới

2025-01-11 00:11:09 [Cúp C1] 来源:Empire777

Chương trình hòa nhạc đầu tiên tại không gian Bến Xuân

Chủ nhân Bến Xuân vốn “khó tính”,ếnXuânkhaimởsânchơinghệthuậtmớmarseille – toulouse đặt yêu cầu cao về nghệ thuật kiến trúc, về sự hài hòa giữa công trình mới và cảnh quan Huế trong suốt 10 năm xây dựng Bến Xuân, không ngại tốn công và tiền bạc, thì nay cũng đầu tư không ít công phu trong việc chuẩn bị cho chương trình hòa nhạc đầu tiên - tuy chỉ là buổi thí điểm có tính gợi mở một “sân chơi” nghệ thuật có trình độ cao ở Huế. Làm sao tìm được các nghệ sĩ tài năng, có đam mê và hoài bão cống hiến cho khán giả những tác phẩm âm nhạc đỉnh cao.

Chủ nhân Bến Xuân là ông Trương Đình Ngộ và ca sĩ - họa sĩ Camille Huyền - cựu nữ sinh Đồng Khánh Huế - thì không ít công chúng ở Huế đã gặp qua hai kỳ Festival Huế, khi hai người tham gia cùng biểu diễn với các nghệ sĩ đến từ Thụy Sĩ. Chỉ khác, nay hai người đã thành công dân phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, sau khi công trình Bến Xuân hoàn thành. Trong khi không ít người mơ ước đi tìm “miền đất hứa” ở những xứ sở giàu sang, hiện đại thì vợ chồng chủ nhân Bến Xuân, từ một nước có mức sống cao nhất thế giới là Thụy Sĩ, lại dồn hầu hết tài sản về xây dựng công trình Bến Xuân và trở thành công dân của Thừa Thiên Huế. Đây quả là một trường hợp thật đặc biệt. Cũng đặc biệt như công trình Bến Xuân vậy - một công trình mới “bóc tem” mà từ kiến trúc tổng thể cho đến mỗi chi tiết đều mang đậm dấu ấn Cố đô Huế.

 Tranh của họa sĩ Camille Huyền

“… Bến Xuân được xây dựng trong 10 năm qua với bao nhiêu kỷ niệm về Huế, với nhiều năm tìm hiểu nghệ thuật Huế (l’art à Huế) để biết chắt chiu từng viên gạch vồ, gạch thẻ, ngói liệt, từng mẻ sành mẻ sứ. Chúng tôi cùng cha mẹ con cái đã đầu tư tất cả tâm huyết và của cải vào dự án Bến Xuân...”. Ông Trương Đình Ngộ đã phát biểu như thế tại lễ khánh thành Bến Xuân. Ông cũng rất cảm kích về sự ủng hộ hết lòng của lãnh đạo tỉnh, của các cơ quan văn hoá từ Huế đến Trung ương và nhiều bạn bè thân hữu đối với dự án Bến Xuân, giúp gia đình vượt qua các khó khăn để có Bến Xuân hôm nay với “ước mơ Bến Xuân sẽ là một điểm xuyết hài hòa đan chen giữa di tích chùa Thiên Mụ và Văn Thánh,… sẽ là điểm giao lưu văn hoá Đông Tây…”

Ước mơ đẹp đẽ ấy của ông Trương Đình Ngộ bước đầu được thể hiện bằng buổi hòa nhạc chiều 25/10, tại phòng biểu diễn sang trọng mà ấm cúng của Bến Xuân. Rất nhiều tranh của “họa sĩ trẻ” Camille Huyền được trưng bày trên các bức tường phòng khách cũng như phòng biểu diễn cũng có thể xem như là cuộc triển lãm hội họa của nữ chủ nhân, đã tạo nên một không gian nghệ thuật đắc dụng cho nhạc cổ điển. Những tác phẩm nổi tiếng của Schubert, Beethoven, Chopin… cùng với các tác phẩm phổ thơ Hàn Mạc Tử của nhạc sĩ Walther Giger được trình diễn với giọng ca Camille Huyền và ba tài năng trẻ của nhạc viện Huế: Lê Công Nam Anh (guitar), Phan Ngọc Quý Trân, Trần Tài Trí (piano) đã có sức thuyết phục thính giả, đồng thời gợi mở những hướng phát triển cho việc nâng cao trình độ các tài năng trẻ ở Huế. Ví như liệu có thể tìm nguồn học bổng để đưa các em đến những trung tâm âm nhạc có trình độ quốc tế? Và cải tiến cách tổ chức biểu diễn thế nào để tạo thêm sân chơi mới, giúp các tài năng trẻ có dịp trau dồi nghề nghiệp đồng thời nâng cao trình độ thưởng ngoạn của công chúng…

Buổi hòa nhạc tại Bến Xuân mới chỉ là bước thử nghiệm đầu tiên. Nhạc viện Huế, cơ quan văn hoá và cả các công ty du lịch có thể “chung tay” để Bến Xuân thực sự trở thành một địa chỉ “giao lưu văn hoá Đông Tây” được nhiều người biết đến, góp thêm sinh khí và vẻ đẹp cho đoạn đường tâm linh từ Thiên Mụ đến Văn Thánh bên dòng sông Hương thơ mộng đã bao năm gần như bị bỏ quên…

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读