【nhận định kèo sevilla】Kịch bản tăng trưởng nào cho các quý tiếp theo?
Tăng trưởng lợi nhuận tiếp tục là yếu tố hỗ trợ tốt cho thị trường | |
Xuất khẩu cao su sang các thị trường lớn tiếp tục tăng?ịchbảntăngtrưởngnàochocácquýtiếnhận định kèo sevilla | |
Ba kịch bản cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 |
Động lực tăng trưởng trong thời gian tới sẽ tiếp tục đến từ các ngành thế mạnh như nông nghiệp, công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo. Ảnh: Thu Dịu |
2 kịch bản
Theo Báo cáo "Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam" tháng 3/2022 của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Việt Nam tiếp tục cho thấy khả năng chống chịu và duy trì đà phục hồi, nhưng theo WB, các yếu tố rủi ro đang tăng cao khi làn sóng dịch do biến thể Omicron đang ảnh hưởng đến nhiều địa phương trên cả nước và xu hướng phục hồi kinh tế toàn cầu chịu tác động của những yếu tố bất ổn liên quan xung đột Nga-Ukraine, trong đó có sức ép mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và áp lực lạm phát tăng. WB đưa ra một số lưu ý đối với Việt Nam thời gian tới. Thứ nhất, Việt Nam cần tiếp tục kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 và ban hành hướng dẫn y tế phù hợp với tình hình dịch bệnh. Thứ hai, cơ quan chức năng nên khuyến khích các nhà xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới và đổi mới sáng tạo sang những sản phẩm mới, thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và Hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện có để nâng cao khả năng chống chịu của ngành xuất khẩu trong bối cảnh mới. Thứ ba, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá trong nước do giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và còn có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn. |
3 tháng đầu năm kinh tế - xã hội Việt Nam diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang duy trì đà hồi phục, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, chuỗi cung ứng toàn cầu dần được khơi thông. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn ảnh hưởng đến hàng triệu người và là một cú sốc ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng toàn cầu. Giá các loại hàng hóa trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu. Dự báo gần đây về tăng trưởng toàn cầu năm 2022 của các tổ chức quốc tế đều giảm so với các dự báo đưa ra trước đó.
Trong nước, nhờ triển khai nhanh có hiệu quả các gói hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, bước sang quý 2, kinh tế – xã hội Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình chính trị thế giới phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới phục hồi chậm lại, giá hàng hóa thiết yếu tăng cao, tổng cầu trên thế giới cao nhưng chuỗi cung ứng lại gặp nhiều khó khăn, nguy cơ lạm phát cao trên toàn cầu. Dịch Covid-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới. Do đó, kinh tế Việt Nam năm 2022 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
Đánh giá về mức tăng trưởng trong các quý tiếp theo, ông Lê Trung Hiếu, Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) cho biết, động lực tăng trưởng trong thời gian tới sẽ tiếp tục đến từ các ngành thế mạnh như nông nghiệp, công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo do cầu thế giới và các thị trường đang dần khôi phục. Các hoạt động bán buôn bán lẻ dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí dần tăng cao, đặc biệt là khi Việt Nam đã có chính sách mở cửa lại du lịch. Điều này sẽ giúp quý 3, 4 năm nay có mức tăng trưởng cao, lấy lại đà tăng trưởng như trước đây. Bên cạnh đó việc triển khai các gói hỗ trợ, phục hồi phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP sẽ giúp hoạt động đầu tư, tiêu dùng trong nước sớm khôi phục lại, thu nhập của người lao động tăng lên (dẫn đến chi tiêu dùng tăng) và từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cũng theo ông Lê Trung Hiếu, căn cứ vào mức tăng trưởng quý 1 như trên, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%, Tổng cục Thống kê đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng cho các quý còn lại của năm theo 2 phương án. Theo đó, mức tăng trưởng GDP của các quý sẽ có sự thay đổi nhưng không nhiều. Ở kịch bản thấp, với giả định xung đột Nga - Ukraine vẫn căng thẳng nhưng sớm kết thúc trong 6 tháng đầu năm, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với biến chủng mới nhưng cơ bản được kiểm soát và Việt Nam hoàn thành phổ cập tiêm diện rộng vắc xin mũi 3, hoạt động kinh tế duy trì như hiện nay, thì tăng trưởng quý 2 đạt khoảng 5,5% (cao hơn 0,1% so với Nghị quyết số 01/NQ-CP); quý 3 đạt khoảng 7,5% (vẫn giữ nguyên theo Nghị quyết số 01/NQ-CP) và quý 4 tăng 6,1% (thấp hơn 0,1% so với Nghị quyết số 01/NQ-CP). Tăng trưởng cả năm ước đạt 6%.
“Với kịch bản cao, giả định xung đột Nga - Ukraine hạ nhiệt trong tháng 4, dịch Covid-19 được kiểm soát, biến chủng mới ảnh hưởng nhẹ hơn, Việt Nam hoàn thành phổ cập tiêm diện rộng vắc xin mũi 3, hoạt động kinh tế được mở rộng thì tăng trưởng quý 2 sẽ đạt 6,1% (cao hơn 0,2% so với Nghị quyết số 01/NQ-CP); quý 3, 4 vẫn giữ nguyên theo Nghị quyết số 01/NQ-CP tăng trưởng cả năm đạt 6,5% như kịch bản ban đầu”, ông Lê Trung Hiếu cho biết thêm.
Lạm phát vẫn là biến số khó lường
Dù kinh tế có nhiều điểm sáng, nhưng áp lực lạm phát những tháng còn lại vẫn là rủi ro hiện hữu đe dọa tăng trưởng và phục hồi của kinh tế Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, xăng dầu là yếu tố chủ yếu làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 3 tháng đầu năm. Bình quân quý 1, giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với cùng kỳ năm trước. Giá xăng dầu tác động làm CPI tăng 1,76%.
Cho ý kiến về áp lực lạm phát trong các quý tiếp theo, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh dự báo mức độ lạm phát năm nay sẽ gấp đôi năm ngoái. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao năm nay đã được nhiều chuyên gia kinh tế phân tích, như hậu quả của cuộc chiến Nga - Ukraine dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên, nhiên vật liệu toàn cầu là đầu vào của hoạt động sản xuất trong nước. Lạm phát của các nền kinh tế lớn đã đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, Việt Nam nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị, máy móc nghĩa là nhập khẩu cả lạm phát.
Cũng theo PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh, kinh tế thế giới dù mới được các định chế tài chính quốc tế dự báo giảm tốc độ tăng trưởng, nhưng vẫn đang trên đà phục hồi mạnh mẽ khiến cầu tăng. Giá xăng dầu đã và đang tăng rất mạnh, nhưng vẫn còn là ẩn số, tất cả phụ thuộc vào cuộc chiến Nga - Ukraine và các biện pháp kinh tế của các nước phương Tây đối với Liên bang Nga.
Còn ở trong nước, Hội đồng Tiền lương chưa kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về việc có hay không nâng lương tối thiểu vùng, nâng bao nhiêu. Nhưng trước áp lực thiếu hụt lao động, để thu hút và giữ chân lao động, doanh nghiệp buộc phải nâng lương, phụ cấp, tiền thưởng, chế độ đãi ngộ, thu nhập cho người lao động, khiến tăng chi phí, tăng giá thành sản xuất, tạo áp lực lên lạm phát.
Đề cập đến các giải pháp kiểm soát lạm phát, chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm phân tích, yếu tố đầu tiên là kiểm soát nguồn cung, vì áp lực lạm phát năm nay đến từ việc thiếu hụt nguồn cung để đáp ứng cho tổng cầu, đặc biệt là cung về xăng dầu. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, nếu xăng dầu tăng 10% sẽ tác động làm lạm phát tăng 0,36%, trong khi đó từ đầu năm đến nay xăng dầu tăng 60% cho thấy áp lực rất lớn. “Do đó, trước hết phải kiểm soát nguồn cung nguyên vật liệu, đặc biệt là xăng dầu, đây là yếu tố quan trọng", ông Lâm nhấn mạnh.
Giải pháp tiếp theo là không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Đối với thị trường trong nước phải có giải pháp để cung ứng vật tư giữa các vùng miền, địa phương được đảm bảo. Đặc biệt, không để đứt gãy chuỗi cung ứng giữa thế giới với Việt Nam, đây là thách thức rất lớn. Cuối cùng, ông Lâm cho rằng cần phải điều hành chính sách tài chính, tiền tệ một cách linh hoạt, nhịp nhàng, hiệu quả nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiềm chế lạm phát.
相关推荐
- Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- Khó chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái qua thương mại điện tử
- Quỹ AEON 1% Club hỗ trợ du học sinh Việt Nam gặp khó khăn
- Triển lãm ảnh ‘Phú Mỹ Hưng
- Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- Chất tư liệu sống động trong Lặng lẽ những đời văn
- Sẵn sàng giải pháp ứng phó rủi ro khi nới room vốn ngoại
- Than bán cho hộ gia đình đã tiệm cận giá thị trường