发布时间:2025-01-12 17:57:14 来源:Empire777 作者:Thể thao
ADB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6,8% năm 2019 | |
Tăng trưởng GDP quý I/2019 ước tăng 6,79% | |
Mục tiêu tăng trưởng GDP 2019 là 6,8%, nhập siêu khoảng 5 tỷ USD |
Hội thảo “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Kiên trì cải cách trong bối cảnh thế giới bất định”. Ảnh: H.A. |
Đây là những điểm nhấn của Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I/2019 vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố tại Hội thảo “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Kiên trì cải cách trong bối cảnh thế giới bất định” tổ chức ngày 19/4.
Theo CIEM, sau những kết quả kinh tế - xã hội khá ấn tượng trong năm 2018, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp đà để bứt phá trong năm 2019, hướng tới hoàn thành mục tiêu kế hoạch cho cả giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhận diện không ít khó khăn, thách thức để hiện thực hóa kỳ vọng ấy, đặt trong bối cảnh kinh tế quốc tế ngày càng bất định và dư địa cho chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không còn nhiều.
Theo đó, GDP quý I/2019 đạt 6,79%, thấp hơn so với quý I/2018 và kịch bản ban đầu của Chính phủ, song vẫn cao hơn cùng kỳ các năm 2009-2017.
CPI bình quân tăng 2,63%, lạm phát cơ bản bình quân tăng 1,83% cho thấy điều hành chính sách tiền tệ vẫn ổn định và không gây áp lực lên mặt bằng giá.
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay được giữ ổn định trong quý I/2019, chủ yếu do một số ngân hàng thương mại lớn có xu hướng giảm lãi suất huy động hoặc duy trì lãi suất huy động thấp, thanh khoản của hệ thống ngân hàng khá dồi dào trong khi giải ngân tín dụng chưa tăng mạnh và FED công bố không tăng lãi suất trong năm.
Báo cáo của CIEM cũng cho thấy, vốn đầu tư toàn xã hội quý I đạt 359,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% và tỷ lệ đầu tư so với GDP đạt 32,16%. Giải ngân vốn đầu tư từ nguồn NSNN tăng 3,2% so cùng kỳ. Cơ cấu nguồn đầu tư tiếp tục xu hướng chuyển dịch thu hẹp tỷ trọng đầu tư từ khu vực nhà nước và tăng tỷ trọng đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM) cho rằng, Việt Nam sẽ gặp không ít thách thức trong các quý II-IV để đạt mục tiêu cả năm 2019.
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà mở rộng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng tiềm năng – thể hiện ở xu thế tăng trưởng GDP – vẫn tiếp tục suy giảm. Đà phục hồi tăng trưởng trong những năm qua có một phần quan trọng từ những cải cách thể chế kinh tế nói chung và môi trường kinh doanh nói riêng.
Các doanh nghiệp chế biến chế tạo bớt lạc quan hơn về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I. Cộng đồng doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về gia nhập thị trường, nhất là gánh nặng “hậu đăng ký doanh nghiệp”, và tiếp cận thông tin minh bạch.
Theo đó, Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh và sức chống chịu của nền kinh tế. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tiếp tục được theo dõi sát, với không ít động thái, thông điệp điều hành xuyên suốt quý I.
Dự báo về tăng trưởng GDP 2019, ông Nguyễn Anh Dương cho biết, kết quả cập nhật dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 6,88%. Cùng với đó, tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 9,02%, thặng dư thương mại ở mức 3,1 tỷ USD.
Về lạm phát, đại diện CIEM cho biết, mức tăng giá tiêu dùng trong năm 2019 dự báo là khoảng 3,71%.
Liên quan đến thách thức trong tăng trưởng kinh tế thời gian tới, báo cáo của CIEM nhấn mạnh, Việt Nam vẫn phải xử lý không ít thách thức, chủ yếu là về nền tảng kinh tế vi mô.
Theo đó, tình trạng nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật còn phổ biến, dẫn tới tình trạng tư duy, chính sách mới chậm đi vào thực hiện. Ngay cả với CPTPP, các hướng dẫn và sửa đổi luật còn chậm thực hiện, dù lãnh đạo cấp cao và DN kỳ vọng khá nhiều.
Quan trọng hơn, hiệu lực thực thi chính sách vẫn chậm được cải thiện. Việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên nhắc lại những nhóm giải pháp trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội phần nào cho thấy sự sát sao, song mặt khác cũng cho thấy các nhóm giải pháp chưa được nhận thức và/hoặc thực hiện đầy đủ.
相关文章
随便看看