【ka bd hom nay】Đồng bằng sông Cửu Long tập trung chống mặn
Hiện tình hình hạn,ĐồngbằngsngCửuLongtậptrungchốngmặka bd hom nay xâm nhập mặn tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang diễn ra gay gắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, đời sống người dân và còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới. Tại Hội nghị về phòng, chống hạn, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì vào sáng ngày 7-3 tại thành phố Cần Thơ đã tìm biện pháp tháo gỡ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (đứng) phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Báo cáo tình hình thực tế tại địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Võ Thành Hạo thông tin: Hiện người dân của tỉnh đang đặt trong tình trạng kêu cứu do mặn, bởi toàn tỉnh có 142/146 xã bị nhiễm mặn, với nồng độ từ 1-4‰. Nếu tình trạng trên kéo dài, từ tháng 4 đến tháng 6 sẽ ảnh hưởng toàn bộ tỉnh. Khả năng có hơn 13.000ha lúa bị thiệt hại, 1.225ha cây ăn trái bị ảnh hưởng, hơn 88.000 hộ dân ở 40 xã lâm vào trình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, bà con phải mua nước ngọt từ các ao do người dân trữ lại với giá từ 40.000-70.000 đồng/m3. Nhiều nơi không có cỏ, rơm cho trâu, bò ăn nên người dân phải bán với giá rẻ,… ước thiệt hại chung gần 300 tỉ đồng. Cùng hoàn cảnh với tỉnh Bến Tre, hiện hạn, xâm nhập mặn đã làm cho gần 50.000ha lúa trên địa bàn tỉnh Cà Mau bị thiệt hại với nhiều cấp độ khác nhau, các kênh cấp 2, cấp 3 gần như khô nước, hơn 42.000ha rừng bị khô hạn, trong đó có 7.000ha rừng có nguy cơ cháy từ cấp 4 đến cấp 5, hiện tỉnh đã công bố thiên tai, hạn hán ở cấp độ 1. Đối với tỉnh Hậu Giang, thời gian qua, tình hình xâm nhập mặn cũng diễn ra gay gắt, hiện toàn tỉnh ghi nhận có 1.023ha lúa bị ảnh hưởng, trong đó có gần 100ha bị thiệt hại từ 10-30%.
Theo Bộ NN&PTNT, hiện phạm vi xâm nhập mặn tại các tỉnh vùng ĐBSCL có nơi đã lấn sâu vào đất liền tới 90km, nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống dân sinh của 9/13 tỉnh, thành phố đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng diện tích lúa bị thiệt hại từ cuối năm 2015 đến nay gần 139.000ha, trong đó có 86.000ha bị thiệt hại trên 70%, còn lại bị ảnh hưởng từ 10 đến dưới 70%. Trong thời gian tới, nếu tình hình khô hạn tiếp tục kéo dài đến tháng 6 thì toàn vùng có khoảng 500.000ha lúa Hè thu năm 2016 không thể xuống giống do thiếu nước. Bên cạnh ảnh hưởng cây lúa, hạn, mặn còn làm cho 155.000 hộ gia đình bị thiếu nước trong sinh hoạt, tập trung ở các tỉnh cửa sông, ven biển như: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Long An,… Ngoài ra, hạn hán đã làm cho nhiều cánh rừng, nhất là ở hai cánh rừng lớn U Minh Thượng và U Minh Hạ đang nằm trong mức cảnh báo cháy rừng cao (cấp 4, cấp 5). Đến nay, có 6 tỉnh ĐBSCL công bố tình trạng thiên tai là Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An và Cà Mau.
Trước vấn đề cấp bách, một số địa phương đã chủ động ứng vốn dự phòng để đắp đập tạm, nạo vét kênh mương, tổ chức bơm chuyền, lắp đặt các điểm cấp nước công cộng cho dân sử dụng. Trong đó, tỉnh Kiên Giang đắp 82/89 đập tạm; khoan nước ngầm với công suất 20.000 m3/ngày đêm, tỉnh Bến Tre dùng sà lan chở nước ngọt cho dân vùng bị mặn nghiêm trọng, tỉnh Tiền Giang đầu tư hệ thống bơm công suất 32.000 m3/giờ để đưa nước ngọt bổ sung cho vùng ngọt hóa Gò Công, tỉnh Hậu Giang đang triển khai khoan 11 giếng để cung cấp nước ngọt cho người dân ở những vùng khó khăn, tỉnh Sóc Trăng mở nhiều điểm cấp nước công cộng miễn phí,… Tuy nhiên, về lâu dài, nhiều địa phương thống nhất với các nghiên cứu được trình bày tại hội nghị như: rà soát quy hoạch thủy lợi, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, cấp nước sinh hoạt… thích ứng với thời tiết cực đoan và phát triển thượng nguồn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng công trình, phi công trình phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; nâng cao năng lực dự báo nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm chủ động ứng phó với tác động của thời tiết cực đoan.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, ĐBSCL cần 32.500 tỉ đồng để thực hiện các công trình cấp thiết ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện, đã bố trí khoảng 50%. Tuy nhiên, vấn đề bức xúc nhất là cần 1.060 tỉ đồng cho các địa phương trong vùng thực hiện những công trình cấp bách ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ đời sống và sản xuất của người dân.
Bên cạnh vấn đề về nguồn vốn xây dựng các công trình, việc bàn giải pháp và các chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại được nhiều địa phương đặc biệt quan tâm. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chỉ thị đề nghị các ngân hàng trong nước tiến hành khoanh nợ ngay, đồng thời cho bà con tiếp tục vay để có vốn sản xuất các vụ tiếp theo. Riêng chuyện xem xét xóa nợ thì sau này sẽ tính tiếp sao cho đúng đối tượng, vì đây là việc làm cấp bách.
Ngoài ra, để công tác ứng phó với thiên tai có hiệu quả trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước mắt các địa phương phải đảm bảo nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân nhằm phòng tránh tình trạng dịch bệnh tràn lan. Tập trung tất cả các biện pháp có thể làm để ngăn mặn, giữ ngọt bảo vệ diện tích lúa Đông xuân đang còn trên đồng, cũng như vườn cây ăn trái tại các địa phương, đồng thời có lịch thời vụ cho vụ lúa Hè thu phù hợp với từng vùng; hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi thủy sản ứng phó với dịch bệnh phát sinh trong điều kiện nắng hạn, độ mặn tăng cao. Trong quá trình triển khai thực hiện phải huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với nhân dân ứng phó thiên tai, khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống, sản xuất và coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Bộ Tài chính và các địa phương nhanh chóng cấp kinh phí để thực hiện những công trình cấp bách ứng phó thiên tai, hỗ trợ người dân bị thiệt hại sớm vượt qua khó khăn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu phụ trách chung về việc rà soát điều chỉnh tổng thể quy hoạch sản xuất vùng ĐBSCL cho phù hợp với tình hình, trong đó chú ý đến tính hệ thống giao thông, thủy lợi để bảo vệ sản xuất và đời sống người dân và quy hoạch này phải nhìn tổng thể cả vùng…
TUẤN PHÁT ghi nhận
(责任编辑:Cúp C1)
- 85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- Đền thờ Hai Bà Trưng nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt
- Ra mắt tác phẩm của cây bút truyện ngắn tiếng Anh xuất sắc
- Phát hiện thêm 39 hang động mới ở Phong Nha
- Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- Công trình điêu khắc đất sét ở Đà Lạt
- Nhớ mùa lá rụng
- Những thiên đường trần gian chưa từng có người đặt chân tới
- Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- 10 thắng cảnh Hà Tiên mời gọi bạn
- Danh sách những điểm du lịch quốc tế sáng giá cho năm 2015
- Màu xanh trên đảo Cù Lao Xanh
-
Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
Chiếc Nissan Qashqai phiên bản 2017 - Ảnh: AutocarCông nghệ xe tự lái PropilotPhiên bản nâng cấp fac ...[详细] -
Nhà ở truyền thống ở Bình Phước và vấn đề bảo tồn (Bài 1)
NHỮNG GIÁ TRỊ CỔ XƯABP - Có thể nói, trên th ...[详细] -
Bắc Ninh đón 2 bằng công nhận di tích Quốc gia đặc biệt
BP - Tối 7-3, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (Bắc Ninh) ...[详细] -
BP - Đã thành thông lệ, chuẩn bị nghỉ tết Ngu ...[详细]
-
Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
Tối 2-1, sau khi đội tuyển Việt Nam đánh bại Th&aacut ...[详细] -
Hải Dương di dời 22 linh vật ngoại lai, trái thuần phong mỹ tục
Tượng linh vật của Việt Nam. (Ảnh: Cục Mỹ thuật ...[详细] -
Làm hàng thổ cẩm tại Sa Pa ...[详细]
-
Vòng quanh mùa lễ hội rực rỡ tháng 4
Tháng 3 âm lịch (năm nay rơi vào tháng 4 dương ...[详细] -
Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
Chiều 7/9, nhiều tài xế lưu thông trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (đoạn ...[详细] -
Phong tục “cà răng, căng tai” của người Xêtiêng
Há hàm răng đen bóng đã cà cho tôi xem, b&ag ...[详细]