当前位置:首页 > Cúp C1

【xem nhận định bóng đá】Bước đầu “gỡ nút thắt” quan trọng nhất để chứng khoán Việt Nam nâng hạng

Bước đầu “gỡ nút thắt” quan trọng nhất để chứng khoán Việt nâng hạng
Dự báo lộ trình nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguồn: Mirae Asset

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được đặt lệnh mà không cần đủ 100% tiền

Tại Điều 1, Thông tư 68 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 120/2020/TT-BTC quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán. Cụ thể, Thông tư mới quy định, nhà đầu tư (NĐT) phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua chứng khoán, ngoại trừ các trường hợp sau: NĐT giao dịch ký quỹ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này; Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ((sau đây gọi là NĐT nước ngoài là tổ chức (NĐTNNTC)) mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh theo quy định tại Điều 9a Thông tư này.

Công ty chứng khoán phải đảm bảo đủ tiền để thanh toán

Thông tư 68 nêu rõ, trường hợp NĐTNNTC không thanh toán đủ tiền cho giao dịch mua cổ phiếu, nghĩa vụ thanh toán giao dịch thiếu tiền được chuyển cho CTCK nơi NĐTNNTC đặt lệnh thông qua tài khoản tự doanh. CTCK phải đảm bảo đủ tiền để thanh toán cho giao dịch và bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật và quy chế của VSDC trong trường hợp không đảm bảo thực hiện nghĩa vụ quy định.

Thông tư 68 đã bổ sung Điều 9a vào sau Điều 9 của Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về “Giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của NĐTNNTC”. Thông tư quy định, công ty chứng khoán (CTCK) thực hiện đánh giá rủi ro thanh toán của NĐTNNTC để xác định mức tiền phải có khi đặt lệnh mua cổ phiếu (nếu có) theo thỏa thuận giữa CTCK và NĐTNNTC hoặc đại diện theo ủy quyền của NĐTNNTC. Trường hợp NĐTNNTC không thanh toán đủ tiền cho giao dịch mua cổ phiếu, nghĩa vụ thanh toán giao dịch thiếu tiền được chuyển cho CTCK nơi NĐTNNTC đặt lệnh thông qua tài khoản tự doanh, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

Thông tư cũng quy định rõ, CTCK được chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định tại điểm q1 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán hoặc bán thỏa thuận trên hệ thống giao dịch chứng khoán đối với số cổ phiếu đã chuyển về tài khoản tự doanh của mình cho NĐTNNTC thiếu tiền thanh toán giao dịch mua cổ phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất vào ngày giao dịch liền kề sau ngày cổ phiếu được hạch toán vào tài khoản tự doanh của CTCK và đảm bảo không làm vượt quá hạn mức tối đa về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN theo quy định pháp luật đối với cổ phiếu đó. Các khoản lỗ, lãi và chi phí khác phát sinh khi thực hiện giao dịch theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được thực hiện theo thỏa thuận giữa CTCK và NĐTNNTC hoặc đại diện theo ủy quyền của NĐTNNTC.

Thông tư 68 cũng quy định rõ, ngân hàng lưu ký nơi NĐTNNTC mở tài khoản lưu ký chứng khoán chịu trách nhiệm thanh toán giao dịch thiếu tiền và các chi phí phát sinh (nếu có) trong trường hợp xác nhận sai số dư tiền gửi của NĐTNNTC với CTCK dẫn tới thiếu tiền thanh toán giao dịch mua cổ phiếu.

Tăng khả năng tiếp cận thông tin cho nhà đầu tư ngoại

Một điểm nhấn khác của Thông tư 68 là sửa đổi Điều 5 Thông tư số 96/2020/TT-BTC về ngôn ngữ công bố thông tin trên TTCK. Cụ thể, Thông tư mới quy định, ngôn ngữ công bố thông tin trên TTCK là tiếng Việt. Tổ chức niêm yết (TCNY), công ty đại chúng (CTĐC), Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) thực hiện công bố thông tin đồng thời bằng tiếng Anh. Thông tin công bố bằng tiếng Anh phải bảo đảm thống nhất với nội dung thông tin công bố bằng tiếng Việt, trong trường hợp có sự khác biệt hoặc có cách hiểu khác thì thông tin bằng tiếng Việt được áp dụng.

Thông tư 68 cũng quy định rất rõ ràng lộ trình thực hiện công bố thông tin đồng thời bằng tiếng Anh đối với TCNY, CTĐC. Cụ thể, TCNY, CTĐC quy mô lớn công bố thông tin định kỳ đồng thời bằng tiếng Anh kể từ ngày 01/01/2025; và phải công bố thông tin bất thường, công bố thông tin theo yêu cầu và công bố thông tin về các hoạt động khác bằng tiếng Anh kể từ ngày 01/01/2026.

Đối với các CTĐC khác, Thông tư quy định việc công bố thông tin định kỳ đồng thời bằng tiếng Anh kể từ ngày 01/01/2027 và công bố thông tin bất thường, công bố thông tin theo yêu cầu và công bố thông tin về các hoạt động khác đồng thời bằng tiếng Anh kể từ ngày 01/01/2028.

Bước đầu “gỡ nút thắt” quan trọng nhất để chứng khoán Việt nâng hạng

ÔNG BÙI HOÀNG HẢI - PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC: Nỗ lực chung bước đầu và cần nhiều hơn nữa để triển khai hiệu quả

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Thông tư 68/2024/TT-BTC được ban hành là nỗ lực chung của cơ quan quản lý và các thành viên thị trường với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế. Để đảm bảo có khả thi cao, quá trình xây dựng Thông tư này cũng đã có sự tham gia góp ý của rất nhiều CTCK trên thị trường.

Trong quá trình xây dựng dự thảo, các CTCK đều tính toán năng lực của mình để đảm bảo khi Thông tư được ban hành, công ty có thể tham gia. Tuy nhiên, Thông tư mới cũng đặt ra yêu cầu rất lớn cho các CTCK bao gồm việc nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro, và năng lực của cán bộ nhân viên...

Thông tư 68 là bước đầu tiên trong việc hướng tới mục tiêu nâng hạng, vì việc nâng hạng của TTCK không phụ thuộc vào các văn bản pháp quy mà phụ thuộc vào trải nghiệm của NĐTNN khi tham gia vào thị trường Việt Nam. Do đó, hiệu quả triển khai còn phục thuộc nhiều vào các CTCK, tổ chức khác trong cung cấp dịch vụ;, cũng như các tổ chức niêm yết, công ty đại chúng trong việc nâng cao chất lượng công bố thông tin, chất lượng quản trị công ty. Duy Thái (ghi)

FED "mạnh tay" cắt giảm lãi suất, thị trường tài chính Việt Nam sẽ hưởng lợi?

BÀ NGUYỄN HOÀI THU - TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN, VINACAPITAL: Nếu không có trở ngại, FTSE mới có thể ra quyết định

Sau khi đã có quy định pháp lý và quy trình triển khai cho phép NĐTNNTC mua chứng khoán mà không cần có sẵn 100% tiền mặt, FTSE Russell sẽ cần lấy ý kiến từ các NĐTNN đang đầu tư vào TTCK Việt Nam. Nếu không có trở ngại gì cho việc giao dịch của các NĐT, FTSE Russell mới có thể ra quyết định chính thức về việc nâng hạng TTCK Việt Nam.

Đến nay, nhiều CTCK đã chuẩn bị gần như sẵn sàng quy trình giao dịch cho NĐTNNTC. Tuy nhiên, cần đảm bảo quy trình này được thực hiện trôi chảy trong thực tế, không có trục trặc hay ảnh hưởng gì đến giao dịch của các NĐT. Ngoài ra, các CTCK cũng cần chuẩn bị đủ nguồn vốn đầy đủ để ứng vốn cho giao dịch của NĐT. Việc kiểm soát rủi ro đối với các CTCK cũng rất quan trọng để tránh việc NĐTTCNN mua chứng khoán nhưng sau đó không thanh toán được.

Hiện tại, mục tiêu trước mắt của TTCK Việt Nam là được FTSE Russell nâng hạng trong năm 2025. Việt Nam có nhiều cơ hội để được nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE. Tuy nhiên, chúng ta còn mục tiêu quan trọng hơn là được MSCI nâng hạng do các chỉ số của MSCI được nhiều quỹ đầu tư dùng làm chỉ số tham chiếu hơn. Hải Băng (ghi)

Bước đầu “gỡ nút thắt” quan trọng nhất để chứng khoán Việt nâng hạng

ÔNG NGUYỄN QUANG BẢO - PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCAP: Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tổ chức rất mong đợi

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã được thông tin được thị trường rất chờ đợi, không chỉ với NĐTNN mà cả NĐT trong nước. Thông tư này được ban hành là cơ sở cho các thành viên thị trường triển khai cung cấp dịch vụ cho NĐTNNTC đặt lệnh giao dịch mà không yêu cầu đủ 100% tiền mặt. Điều này hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NĐTNNTC tham gia đầu tư tại TTCK Việt Nam.

Chứng khoán Vietcap cùng các CTCK khác và ngân hàng lưu ký đã được tham gia góp ý xây dựng dự thảo này ngay từ những ngày đầu. Vì thế, cùng với quá trình hoàn thiện Thông tư, đến nay chúng tôi cũng đã chuẩn bị một số quy trình hợp đồng cũng như sản phẩm để phù hợp triển khai sản phẩm này cho các NĐTNNTC.

Chúng tôi hy vọng, mọi thứ sẽ sớm được triển khai để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng là các NĐTNNTC trên TTCK Việt Nam. Và qua trao đổi của Vietcap với khách hàng, nhiều NĐTNNTC cũng rất mong chờ dịch vụ này sớm được triển khai trên thị trường.

Ngoài vấn đề không phải ký quỹ 100% tiền khi giao dịch, các NĐTNN còn kỳ vọng các doanh nghiệp Việt Nam được nới room tỷ lệ sở hữu nước ngoài để họ được tham gia mua với tỷ lệ lớn hơn tại nhiều công ty niêm yết trên thị trường. Hồng Quyên (ghi)

分享到: