【kết quả giải vô địch quốc gia nauy】Dự thảo Luật Kế toán đã được sửa đổi theo hướng tích cực
Cụ thể theo ĐB Trần Hoàng Ngân (tổ 2- TP. Hồ Chí Minh),ựthảoLuậtKếtoánđãđượcsửađổitheohướngtíchcựkết quả giải vô địch quốc gia nauy bên cạnh việc lưu trữ dữ liệu kế toán theo phương pháp truyền thống (bằng sổ sách) đã cho phép lưu trữ trong hệ thống công nghệ thông tin, miễn là DN, tổ chức kinh doanh bảo mật, bảo đảm thông tin không bị sai lệch.
Cùng với đó, dự thảo Luật đã làm rõ hơn hoạt động của các đơn vị hành nghề dịch vụ kế toán chuyên nghiệp. Điều này hợp với xu thế chung hiện nay, bởi một số DN không nhất thiết phải tổ chức bộ máy kế toán thì có quyền thuê các đơn vị hành nghề dịch vụ kế toán chuyên nghiệp...
Cũng theo ĐB Trần Hoàng Ngân, dự thảo Luật đã bổ sung nguyên tắc hạch toán theo giá trị hợp lý. Việc hạch toán giá trị một số loại tài sản theo giá gốc có thể được thay bằng hạch toán theo giá trị hợp lý, điều này sẽ giúp thông tin trung thực về thực trạng tài chính của đơn vị tại thời điểm lập báo cáo tài chính; phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế và sự phát triển kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, ĐB Trần Hoàng Ngân vẫn băn khoăn về khái niệm “giá trị hợp lý” (khoản 16 Điều 4) bởi khái niệm không mang tính định lượng, nên dễ bị lợi dụng để hạch toán khống, giá trị ảo. Theo đó, nên sử dụng khái niệm “giá trị được xác định lại” thay vì “giá trị hợp lý” như quy định của dự thảo Luật.
Đồng quan điểm, ĐB Bùi Đức Thụ (tổ 4) cho rằng, tên gọi “giá trị hợp lý” dễ dẫn đến người bảo hợp lý, người lại bảo không. Bản chất giá trị hợp lý là giá cả thị trường, nhưng có cái không biểu hiện trên giá cả thị trường, nên cần cân nhắc sao cho đầy đủ.
Còn theo ĐB Nguyễn Văn Phúc (tổ 4) đề nghị cần quy định hợp lý, chính xác hơn với quy định “việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính cần ưu tiên phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn hình thức diễn ra giao dịch” như trong dự thảo Luật, bởi không rõ đây là bình luận hay quy định pháp luật?
Ngoài ra, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng đề nghị cần xem xét đưa khái niệm tài sản vô hình vào dự luật. "Luật làm rõ tài sản hữu hình (nhà cửa, bến bãi, kho tàng) thế còn tài sản vô hình thì sao? Chúng ta đang trong xu thế hội nhập, phần lớn giá trị mà một số DN nắm giữ được đóng góp từ thương hiệu và tài sản vô hình, hơn là từ tài sản hữu hình. Vậy chúng ta có nên có khái niệm tài sản vô hình hay không?", ĐB Ngân đặt câu hỏi.
Một số đại biểu cho rằng, khoản 1, Điều 57 dự Luật quy định về tiêu chuẩn và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kế toán đối với công dân Việt Nam; khoản 2 Điều 57 Luật hiện hành quy định về tiêu chuẩn và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kế toán đối với người nước ngoài.
Tuy nhiên, đối với người nước ngoài lại chưa đề cập tới các đối tượng bị cấm thực hiện công tác kế toán, chưa quy định về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp,... Do đó, để nghị bổ sung các quy định liên quan đến điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kế toán đối với đối tượng là người nước ngoài.../.
Hồng Chi