(CMO) Loa di động không dây, loa kéo không dây, hay loa kẹo kéo… là tên gọi của một thiết bị điện tử không còn xa lạ đối với nhiều người dân từ thành thị đến vùng nông thôn Cà Mau. Tính tiện dụng của chiếc loa kéo không thể bàn cãi, song câu chuyện về mặt trái của chiếc loa này cũng không ít. Tất cả bắt nguồn từ ý thức của người sử dụng.
Thời gian gần đây, chiếc loa kéo đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong nhiều cơ quan, doanh nghiệp, gia đình. Đó là một thực tế khi nhu cầu công việc, thưởng thức văn hoá tinh thần ngày một nâng cao. Tuy vậy, không phải ai sử dụng chiếc loa này một cách hiệu quả và có… văn hoá.
Nhiều tiện ích
Sản phẩm công nghệ do con người tạo ra và nhằm mục đích phục vụ lợi ích cho con người. Chiếc loa kẹo kéo cũng vậy, rất hữu dụng, tiện lợi bởi sự cơ động, gọn nhẹ, dễ di chuyển, dễ sử dụng.
Loa kẹo kéo nhiều tiện ích nhưng cũng gây không ít phiền toái do người xung quanh. Cách nay chưa lâu ở Cà Mau có nhiều bạn trẻ khởi nghiệp từ chiếc loa kéo không dây này để đi bán kẹo. Ban đầu người ta biết đến chiếc loa kéo là nhờ những người hát nhạc ban đêm tại các quán nhậu để bán kẹo. Dần dà mọi người đặt luôn cho cái tên: Loa kẹo kéo. Có người còn ví von rằng: “Cả ban nhạc chỉ nằm gọn trên cái yên xe gắn máy”. Nhờ chiếc loa mà nhiều người vững vàng trên con đường mưu sinh, may mắn hơn khi có những “giọng ca kẹo kéo” đã trở thành ca sĩ nổi tiếng.
Chiếc loa kẹo kéo thời gian gần đây đã trở thành công cụ tuyên truyền lưu động khá hiệu quả. Còn nhớ, lần bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp vừa rồi, chiếc loa kẹo kéo có mặt trên những tuyến lộ nông thôn, trên những tuyến lộ hẻm của địa bàn thành phố để phát nội dung cổ động cử tri đi bầu cử. Hay những đợt áp thấp nhiệt đới, dông lốc, bão; các ngày lễ lớn; phòng chống dịch Covid-19… chiếc loa kẹo kéo trở thành công cụ tuyên truyền lưu động tiện lợi, hiệu quả.
Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Ngọc Hiển Lê Chí Thắng chia sẻ, cơn bão số 9 năm 2018 là một thí dụ điển hình nhất về hiệu quả tuyên truyền lưu động từ loa tay và loa kéo di động. Bằng chiếc loa kéo, địa phương đã vận động nhiều tàu vào nơi neo đậu an toàn; vận động nhiều hộ dân ven biển vào nơi tránh trú bão. “Ngọc Hiển là vùng sông nước, hệ thống lộ giao thông chưa hoàn thiện, dân cư sinh sống phân tán… nên công tác tuyên truyền thông qua hội họp, trực quan, loa phát thanh rất khó khăn. Vì vậy, trên chiếc vỏ máy chạy luồn vào những dòng kênh, con rạch, bằng chiếc loa kéo sẽ phát huy tối đa hiệu quả tuyên truyền lưu động”, ông Thắng cho biết thêm.
Chiếc loa kéo còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân. Giờ đây ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh, chiếc loa kéo không thể thiếu trong các buổi họp mặt, lễ hội, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, đám tiệc… Anh Võ Thanh Triều, Ấp 2, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, chia sẻ: “Lúc trước muốn liên hoan văn nghệ phải mời ban nhạc tới nhà, hoặc đi quán karaoke, vừa mất thời gian, chi phí, đi lại… Bây giờ thì khác rồi, thuê 1 chiếc loa kẹo kéo hát qua đêm chỉ hơn 100 ngàn đồng, vừa được vui chơi tại nhà, vừa đỡ tốn kém tiền bạc, vừa an toàn giao thông”.
Lắm phiền phức
Khi bàn về chiếc loa kẹo kéo, những người bạn cùng thời 7X như tôi phán một câu: “Nó là con đẻ của thời công nghệ số”. Cũng phải, ngày xưa ở Cà Mau chưa có điện, càng không có mạng Internet, mạng viễn thông 3G, 4G, wifi… đám cưới sang lắm ở quê thì có cây đàn organ, giàn trống nhạc, cây guitar điện. Còn lại phần đông dùng chung cây đàn guitar điện phím lõm cho cả hát cổ, nhạc trong những buổi tiệc tùng. Vậy mà vui, ý nghĩa biết chừng nào bởi tính tài tử của người đờn, người hát. Nhiều người đôi lúc suy ngẫm lại bỗng giật mình: ngày xưa cả trăm bài hát cổ, nhạc, thậm chí cả trích đoạn cải lương dài miên man mà vẫn thuộc lời nằm lòng. Vậy mà từ ngày có cái loa kẹo kéo, người ta mau quên hơn, đòi hát “có chữ”.
Vậy là, về sâu xa cái loa kẹo kéo đang dần “lấn sân” các loại hình văn hoá, văn nghệ khác, gián tiếp đưa đờn ca tài tử ngày càng xa hơn trong đời sống văn hoá tinh thần. Song, đó chỉ là nguy cơ tiềm tàng, còn trước mắt chiếc loa kẹo kéo đã và đang hàng ngày gây “ô nhiễm tiếng ồn” do sự vô ý thức của người sử dụng.
Không quá khó để bắt gặp chuyện cửa hàng này, công ty nọ sát vách thi nhau mở nhạc xập xình hết công suất những chiếc loa kéo làm đinh tai, nhức óc nhiều người. Có người còn để cả loa kéo ra lề đường, dây điện nằm trên lối đi bộ rất nguy hiểm, tiếng ồn vọng ra ngoài đường. Anh Phan Thanh Điền, Phường 1, TP Cà Mau, bức xúc: “Tôi chạy xe trên đường Trần Hưng Đạo, Phường 5 có đoạn tiếng ồn rất lớn, tôi chỉ chạy thoáng qua mà đã thấy khó chịu, huống gì những hộ dân sống xung quanh đó phải bị ảnh hưởng tiếng ồn hàng ngày”.
Thời gian gần đây có không ít vụ án giết người do người hát loa kẹo kéo gây tiếng ồn làm phiền những người xung quanh. Họ mở công suất quá lớn, hát dở, hát bất chấp thời gian, giành hát với nhau… là những lý do cơ bản dẫn đến mâu thuẫn, xô xát và gây án mạng.
Đó là chưa kể thời điểm hiện tại đang lúc dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thì nguy cơ lây truyền bệnh rất cao khi tụ tập đông người, nhất là nhiều người cùng hát chung cái micro.
Ý thức là trên hết
Vặn âm lượng (volume) loa vừa đủ nghe; sử dụng loa kéo thời gian thích hợp, không trùng thời điểm nghỉ trưa, không quá khuya. Điều này không quá khó đối với những người có ý thức tự giác.
Anh Tâm, chủ quán Ngoại Thành, Phường 5, TP Cà Mau, cho biết: “Dù quán cách xa khu dân cư nhưng khi bắt đầu mở quán tôi đã ý thức trước những phiền phức có thể xảy ra đối với chiếc loa kẹo kéo. Vì vậy, tôi đã gắn tấm biển từ chối phục vụ loa kéo. Ban đầu có nhiều khách yêu cầu phục vụ, họ nài nỉ, hứa hẹn sẽ hát không quá khuya, âm thanh vừa phải, vui là chính… nhưng tôi quyết tâm không chấp nhận, vì nghĩ rằng cho họ một lần thì sẽ có thêm lần sau nữa”.
Theo anh Tâm, cấm khách sử dụng loa kéo có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh nhưng anh vẫn chấp nhận vì sẽ tránh gây phiền phức cho bà con xung quanh.
Không ít người nhiều lần mượn mạng xã hội để nói thay sự bức xúc khi phải căng mình “thưởng thức” giọng hát không mong muốn được phát ra từ chiếc loa kẹo kéo nhà bên cạnh. Một tài khoản Zalo Thuý A viết dòng trạng thái: “Bộ hát không biết mệt hả trời? Sắp điên rồi…”; một tài khoản Facebook Trần T. viết: “Hơn 12 giờ trưa rồi mà anh ấy vẫn gào thét. Ý thức là cái gì đó rất xa xỉ”.
Ông Lê Chí Thắng cho rằng: “Trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, các địa phương cần quan tâm xây dựng các quy chế, quy định, hương ước phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở. Trong đó, có quy định về hình thức thưởng, phạt rõ ràng đối với từng vấn đề, vụ việc. Riêng đối với việc sử dụng chiếc loa kéo thế nào để mang lại hiệu quả giải trí lành mạnh, không ảnh hưởng tiêu cực đối với cộng đồng thì đòi hỏi ý thức tự giác của mỗi người sử dụng”./.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 6, Nghị định 167/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Bên cạnh đó, tuỳ vào mức độ vượt chuẩn tiếng ồn, mức phạt tiền từ 1-160 triệu đồng (Điều 17, Nghị định số 155/2016).Chí Công
顶: 912踩: 9
【bảng xếp hạng giải bóng đá thổ nhĩ kỳ】Văn hoá sử dụng loa di động
人参与 | 时间:2025-01-10 01:47:58
相关文章
- Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- Thêm nhãn 'hàng mau hỏng', nông sản và thực phẩm được nhanh qua chốt kiểm dịch
- Đồng chí Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội Khóa XV
- Kit test nhanh Covid
- Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- Cần kế hoạch chống dịch linh động sát với thực tế để ổn định sản xuất, xuất khẩu
- Kết hợp hài hoà, chặt chẽ và có hiệu quả giữa xây dựng với chỉnh đốn Đảng
- Tiêm vaccine phòng COVID
- Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- Ô tô Toyota Vios 2021 giá 550 triệu đồng vừa ra mắt hấp dẫn cỡ nào?
评论专区