【soi kèo trực tiếp】Lừa đảo hơn 6.000 người, trùm đa cấp Liên kết Việt y án chung thân
Vụ việc Công ty Liên kết Việt: Bộ Công Thương đã chủ động kiểm tra và không hề chậm trễ |
Ngày 1/8,ừađảohơnngườitrùmđacấpLiênkếtViệtyánchungthâsoi kèo trực tiếp Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra phán quyết đối với bị cáo Lê Xuân Giang (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Liên kết Việt) và 4 bị cáo khác trong vụ lừa đảo hơn 6.000 bị hại, chiếm đoạt trên 1.100 tỷ đồng xảy ra tại doanh nghiệp này.
Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã bác kháng cáo, tuyên y án bị cáo Giang tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng tội này, bà Nguyễn Thị Thủy (cựu Phó Tổng giám đốc Liên kết Việt) lĩnh 18 năm tù. Lê Văn Tú (cựu Tổng giám đốc) bị phạt 17 năm tù. Hai bị cáo Trịnh Xuân Sáng và Vũ Thị Hồng Dung (các thành viên nhóm phát triển thị trường) lần lượt nhận án 16 năm tù và 13 năm tù. Còn Lê Thanh Sơn (lĩnh 16 năm tù) và Nguyễn Xuân Trường (lĩnh 14 năm tù) không kháng cáo, chấp nhận mức án sơ thẩm.
Phiên tòa phúc thẩm diễn ra trong các ngày 14 và 15/7. Sau đó, Hội đồng xét xử tạm hoãn làm việc để xem xét một số tài liệu trước khi đưa ra bản án.
Sau khi nghiên cứ tài liệu, chứng cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định: Trong giai đoạn 2014-15, Công ty CP Tập đoàn thiết bị y tế BQP (viết tắt Công ty BQP) và Công ty Liên kết Việt do Lê Xuân Giang thành lập. Trong quá trình hoạt động, bị cáo Giang và đồng phạm đã lợi dụng việc Liên kết Việt được cấp phép kinh doanh đa cấp, rồi dùng thủ đoạn gian dối, cung cấp thông tin sai lệch khiến nhà đầu tư lầm tưởng Liên kết Việt là công ty con của Công ty BQP thuộc Bộ Quốc phòng.
Để tạo lòng tin với nhà đầu tư, bị cáo Giang còn đặt làm giả bằng khen của Thủ tướng và UBND TP. Hồ Chí Minh tặng cho công ty và các lãnh đạo của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đội ngũ của Giang thuyết trình với bị hại rằng chỉ cần đóng tiền, không cần lấy hàng hóa ra để kinh doanh, là đã có thể trở thành nhà phân phối, 1 người có thể đứng tên nhiều mã hàng… Các bị cáo còn đặt ra mô hình trả thưởng theo hình kim tự tháp. Số tiền thưởng, tiền hoa hồng hứa hẹn sẽ trả cho các nạn nhân lên tới 65% tổng số tiền thu được.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm |
Bằng thủ đoạn trên, đến tháng 11/2015, công ty của Giang đã mở rộng mạng lưới phát triển được 34 chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý tại 27 tỉnh thành, lôi kéo được hơn 68.000 người tại 49 tỉnh, thành phố tham gia và nộp được hơn 2.091 tỷ đồng vào công ty.
Qua hồ sơ điều tra, cơ quan tố tụng xác định, các bị cáo đã chiếm đoạt tổng cộng 1.121 tỷ đồng. Hiện nay, 6.053 bị hại đã được xác định với số tiền bị chiếm đoạt là 391 tỷ đồng.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra đã kê biên 13 căn hộ chung cư tại CT3 thuộc dự án The Pride mà Công ty Liên kết Việt đã trao thưởng cho 13 nhà phân phối theo chương trình trả thưởng "mã đáo thành công". Ngoài ra, cơ quan chức năng còn xác minh và kê biên các tài sản liên quan đến Lê Xuân Giang gồm 1 căn hộ chung cư, 1 căn biệt thự và 1 lô đất tại Khu đô thị Ecopark và 5 căn hộ liên quan đến Nguyễn Thị Thủy.
Trước đó, tại phiên xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử thuộc Tòa án nhân dân TP. Hà Nội cho rằng, cần xử phạt tù không thời hạn với bị cáo Lê Xuân Giang như Viện kiểm sát đề nghị. Hội đồng xét xử cũng nhận thấy, việc bị cáo Giang chuyển tài sản cho người sống với Giang như vợ chồng là tẩu tán tài sản, nên tuyên hợp đồng chuyển nhượng này vô hiệu.
Bản án sơ thẩm cho rằng, đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, với hàng chục nghìn người bị hại ở khắp các tỉnh trên cả nước.
Các bị cáo đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết, tâm lý hám lợi để tuyên truyền sai sự thật, qua đó thực hiện hành vi lừa đảo có tổ chức, xâm hại đến tài sản đặc biệt lớn của nhiều người; gây rạn nứt nhiều gia đình...
Hành vi đó đã xâm phạm đến tài sản của người khác, gây mất trật tự trị an xã hội, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào cơ quan Nhà nước. Bị cáo Lê Xuân Giang bị xác định là người chủ mưu, cầm đầu, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của nhiều người, phải chịu trách nhiệm chính.