欢迎来到Empire777

Empire777

【xep hang bong da tay ban nha】Chuyện về thầy giáo mầm non duy nhất

时间:2025-01-25 19:41:57 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)

Nghề giáo viên tiểu học vốn đã có ít sự chọn lựa của cánh đàn ông,ệnvềthầygiaacuteomầmnonduynhấxep hang bong da tay ban nha đối với giáo dục mầm non lại càng là “độc quyền” của giới nữ. Chính vì thế, kể từ lúc thầy Lỵ thi vào ngành sư phạm mầm non đến khi ra trường giảng dạy, quản lý đều là những câu chuyện dài với nhiều kỷ niệm đáng nhớ.

Từng bị cho nghỉ học vì là... nam

Đam mê, quý mến trẻ cộng với năng khiếu bẩm sinh, năm 1987 sau khi tốt nghiệp THCS, thầy Trần Tỉnh Lỵ thi đậu Khoa Sư phạm mầm non, Trường trung học Trịnh Hoài Đức, tỉnh Sông Bé. Thầy nhớ lại: Khóa học năm đó có 180 sinh viên, trong đó chỉ duy nhất tôi là nam. Đi học được Nhà nước bao cấp toàn bộ kinh phí từ ăn, ở, sinh hoạt, học phí. Sau khi nhập học được 1 tuần thì nhà trường thông báo cho tôi nghỉ học. Nguyên nhân vì là... nam giới nên khi ra trường sợ không gắn bó với nghề làm thất thoát kinh phí của Nhà nước. Lúc đó, tâm trạng tôi buồn vô cùng, vì ước mơ làm thầy giáo mầm non có nguy cơ không thực hiện được. Thấu hiểu tâm trạng của tôi, lúc bấy giờ tập thể lớp 13A3cùng giáo viên chủ nhiệm lên “cầu cứu” Phòng Giáo vụ nhà trường. Nhận thấy sự đam mê, yêu nghề thực sự ở tôi nên nhà trường cho đi học lại nhưng với điều kiện cam kết sau khi ra trường phải cống hiến cho ngành giáo dục tối thiểu 3 năm.

Dù làm quản lý nhưng thầy Trần Tỉnh Lỵ luôn được trẻ quý mến, yêu thương

 “Trong khi các sinh viên nữ ở tập thể theo từng phòng vui nhộn thì tôi ở tách riêng một mình. Để có phòng ở tách biệt với nữ sinh, nhà trường ngăn 1 góc nhà bếp làm phòng ngủ và mọi sinh hoạt của tôi đều ở phòng này. Dù vậy nhưng được học nghề mình yêu thích, thỏa mãn niềm đam mê cộng với năng khiếu bẩm sinh về các môn mỹ thuật, kỹ thuật, hoạt động tạo hình, hát múa nên kết quả học tập của tôi luôn dẫn đầu trường. Cũng chính vì thế, trong các hoạt động phong trào, giao lưu văn hóa, văn nghệ của trường, lớp, tôi đều được chọn làm MC và diễn viên múa chính. Sau này học lên Sư phạm mầm non, Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (2003-2007) và tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ của ngành thì cũng duy nhất có tôi là nam nên luôn nhận được sự quan tâm, chú ý đặc biệt của mọi người” - thầy Lỵ kể.

Hết mình với nghề

Tốt nghiệp sơ cấp sư phạm mầm non, năm 1988, thầy Lỵ về công tác tại ngôi trường năm xưa mình từng theo học là Mầm non Phước Bình. “Buổi đầu tiên bước vào lớp, các trò ngơ ngác nhìn tôi. Vì trước đó các bé đã bao giờ được học thầy giáo đâu. Trong lớp bé thì khóc, bé mếu máo đòi cô giáo, đòi về nhà với cha mẹ khiến lớp học loạn hết cả lên. Sau đó, tôi phải mất cả tuần vật lộn với trẻ” - thầy Lỵ chia sẻ. Thông thường ở trường mầm non chỉ có cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Vì thế, khi thấy thầy thì phần lớn các em lạ lẫm nên khóc, đòi nghỉ học. Với lòng yêu nghề, mến trẻ, thầy luôn gần gũi, dỗ dành các em. Mỗi buổi lên lớp, thầy quan sát, tìm hiểu trẻ thích gì để chiều lòng, từ việc mua bánh kẹo, làm các loại đồ chơi đến tổ chức các hoạt động vui nhộn. Giờ ra chơi, thầy trở thành người bạn thân thiết với trẻ, khi các em gặp khó khăn gì thì bênh vực, giúp đỡ. Chỉ sau 1 tuần, từ chỗ sợ hãi, xa lánh, trẻ đã dần thân quen, yêu mến và đến lớp ngày càng đông. “Mỗi buổi sáng đến trường, các trẻ lại chạy đến ôm chầm lấy tôi để được vỗ về. Đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong nghề giáo” - thầy Lỵ tâm sự.

Trong 7 năm trực tiếp đứng lớp, kỷ niệm thường xuyên và cũng đáng nhớ của thầy Lỵ là những lần đi dự giờ, thăm lớp hay dự hội thi giáo viên dạy giỏi tại các trường bạn. Do hầu hết các trường mầm non trên địa bàn tỉnh lâu nay là cô giáo nhưng khi xuất hiện thầy giáo trong lớp, trẻ không biết xử sự thế nào mà gọi là chú, bác. Tại hội thi giáo viên dạy giỏi ở các trường bạn, trong hoạt động lên lớp đều có sự trao đổi qua lại giữa thầy - trò, nhưng do chưa bao giờ được gặp thầy nên trẻ luôn miệng gọi “thưa cô”. Những sai sót rất đáng yêu của trẻ không ảnh hưởng đến tiết dạy và thầy luôn nở nụ cười tươi hướng trẻ chú tâm vào các hoạt động của tiết học.

Năm 1996, sau 7 năm công tác trong nghề, thầy Lỵ được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường mẫu giáo Phước Bình; năm 2014, thầy được điều chuyển sang Trường mẫu giáo Sao Sáng (phường Long Phước). Trường mẫu giáo Sao Sáng hiện chỉ có 4 phòng học cấp 4 với 4 lớp, diện tích đất chật lại trong giai đoạn chuẩn bị di dời nên không có điều kiện để thầy Lỵ phát huy năng lực, sở trường. Thầy cho biết, nhiều năm qua trường không có phòng học nghệ thuật, bếp ăn bán trú, sân chơi ngoài trời chật hẹp nên thiệt thòi cho đơn vị trong các phong trào thi đua và hoạt động vui chơi, học tập của trẻ.

Suốt 30 năm trong nghề “trồng người”, dù ở cương vị nào thầy Lỵ cũng luôn hết mình với công việc. Nhiều năm liền thầy là giáo viên dạy giỏi, quản lý giỏi cấp tỉnh; đạt nhiều giải cao trong các hội thi làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, hội thi văn nghệ, sáng kiến kinh nghiệm các cấp; được Bộ GD-ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh nhiều lần tặng bằng khen. “Năm 2002, tôi lập gia đình, làm nhà ở phường Tân Phú (Đồng Xoài). Thấy đi lại vất vả, nhiều người có nhã ý đưa về Đồng Xoài nhưng tôi không đồng ý. Tôi luôn mong được làm việc với các thầy cô, đồng nghiệp cũ và sẽ cống hiến trọn đời cho giáo dục Phước Long” - thầy Lỵ chia sẻ.

Chia tay thầy, chúng tôi ra về cũng là lúc tan trường, dù ngồi ở văn phòng và là cán bộ quản lý nhưng các trẻ không quên vào chào tạm biệt, chia tay thầy Hiệu trưởng. Hành động của các em khiến chúng tôi không khỏi tự hào, xúc động về người thầy giáo mầm non nhiệt huyết, tận tâm với nghề, luôn được các thế hệ măng non yêu mến, quý trọng.

Vũ Thuyên

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: