【hạng ba tây ban nha】Đề xuất sửa danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu
Dự thảo Thông tư sửa đổi,Đềxuấtsửadanhmụcchủngloạitiêuchuẩnchấtlượngkhoángsảnxuấtkhẩhạng ba tây ban nha bổ sung Điều 4 Danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu. Theo đó, khoáng sản xuất khẩu là khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp, đã qua chế biến, có tên trong Danh mục chủng loại và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sau đây:
Đối với khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc trong nước: Danh mục chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng tương ứng tại Phụ lục 1 Thông tư này.
Đối với khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu:
Khoáng sản nhận chế biến cho thương nhân nước ngoài: Danh mục chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng sau chế biến thực hiện theo hợp đồng đã ký với thương nhân nước ngoài, đồng thời đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 39 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Khoáng sản chế biến có nguồn gốc nhập khẩu khác: Danh mục chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản tương ứng tại Phụ lục 2 Thông tư này.
Đề xuất sửa danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu.
Thương nhân xuất khẩu khoáng sản được lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành để đánh giá về chủng loại, chất lượng khoáng sản xuất khẩu.
Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 6 về trách nhiệm quản lý. UBND cấp tỉnh tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn, phối hợp với Bộ Công Thương trong công tác quản lý xuất, nhập khẩu khoáng sản.
Đối với việc xuất khẩu khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu:
Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp), UBND các tỉnh có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, kiểm soát hoạt động nhận chế biến và xuất khẩu khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu theo quy định của Thông tư này và pháp luật về ngoại thương.
Sở Công Thương nơi thương nhân có cơ sở chế biến đóng trên địa bàn tỉnh chủ trì phối hợp cơ quan liên quan giám sát, kiểm tra hoạt động chế biến và xuất khẩu đối với khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu, đảm bảo khoáng sản chế biến, xuất khẩu có nguồn gốc hợp pháp, phù hợp chủng loại, chất lượng và tỷ lệ thu hồi sản phẩm khoáng sản qua chế biến; sự phù hợp của cơ sở chế biến/hoặc cơ sở thuê chế biến theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm hoặc không đáp ứng quy định về chế biến khoáng sản.
UBND cấp tỉnh tổ chức giám sát quá trình nhập khẩu, chế biến và xuất khẩu khoáng sản của các thương nhân đảm bảo việc nhập khẩu, chế biến và xuất khẩu đúng quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương và Thông tư này. Kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm việc vi phạm theo thẩm quyền.
Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành và địa phương liên quan định kỳ tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về xuất khẩu khoáng sản theo Thông tư này và quy định của pháp luật liên quan; xử lý các vướng mắc trong quá trình xuất khẩu khoáng sản.
Căn cứ tình hình thực tế hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản trong nước, xuất khẩu và chủ trương, định hướng xuất khẩu khoáng sản của Đảng và Chính phủ trong từng thời kỳ, Cục Công nghiệp có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, bổ sung Thông tư này khi cần thiết.
Nam Dương