【trực tiếp giải bóng đá】Hành trình hồi sinh làng nghề ở nơi 'quê lúa, đất nghề'
Để tháo gỡ khó khăn,ànhtrìnhhồisinhlàngnghềởnơiquêlúađấtnghềtrực tiếp giải bóng đá “hồi sinh” làng nghề ở địa phương, tỉnh Thái Bình đang thực hiện nhiều giải pháp vừa để bảo tồn, phục hồi, phát triển làng nghề vừa tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nông thôn.
Làng nghề dệt đũi xã Nam Cao (nay là xã Thống Nhất, huyện Kiến Xương) có tuổi đời gần 400 năm. Trước kia, dệt vải đũi xã Nam Cao nổi tiếng khắp cả nước nhờ những sản phẩm được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành phẩm đều đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ bằng sự khéo léo, thủ công là chính.
Thời kỳ đỉnh cao, sản phẩm làng nghề được ưa chuộng và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới với hàng triệu mét vải mỗi năm. Tuy vậy, những năm thập kỷ 90 đến khoảng năm 2010, làng nghề Nam Cao hoạt động cầm chừng do thị trường bị thu hẹp, sản phẩm không cạnh tranh được với vải vóc, quần áo may công nghiệp. Nhiều thợ dệt Nam Cao chuyển sang làm những việc khác mang lại thu nhập cao hơn. Làng nghề từng nổi danh một thời trở nên trầm lắng hơn bao giờ hết, từ cả làng, cả xã làm nghề thì chỉ còn vài hộ duy trì giữ nghề.
Chị Lương Thanh Hạnh, Giám đốc Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao (huyện Kiến Xương) chia sẻ, dù không phải người dân gốc Nam Cao nhưng khi tới thăm làng nghề, chị cảm thấy rất tiếc nuối khi một “thương hiệu” giá trị bao đời bị lãng quên, trong khi giá trị của vải đũi vẫn là thị trường đầy tiềm năng, nhất là khách nước ngoài. Với quyết tâm làm sống lại làng nghề, năm 2013 chị Hạnh đã quyết định từ bỏ công việc làm nội thất, trang trí để đến Thái Bình và thực hiện các dự án “hồi sinh” nghề dệt đũi Nam Cao với việc hình thành chuỗi giá trị từ vùng nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu.
Hiện tại, Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao có khoảng 500 loại sản phẩm khác nhau cung ứng cho thị trường, trong đó xuất khẩu tại 20 nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Italy, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc và nhiều nước Trung Đông khác, doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm nay, lần đầu tiên bộ sưu tập đũi Nam Cao sẽ xuất hiện tại Milan (Italy). Đây không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam nói chung mà còn là sự tự hào của người dân Nam Cao nói riêng trong việc “hồi sinh” làng nghề truyền thống tưởng chừng đã bị mai một, lãng quên.
Nghệ nhân làng dệt đũi Nam Cao Hoàng Thị Hương cho biết, khoảng 10 năm trước, cả xã chỉ còn vài ba hộ còn làm nghề, đến nay Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao đã phục hồi với gần 300 thành viên, làng nghề nhộn nhịp trở lại với thu nhập trung bình từ 5 đến 8 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, không chỉ tập trung phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm mà Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao còn gắn với phát triển làng nghề với du lịch, trong đó duy trì khoảng 10.000 khách quốc tế, 15.000 khách Việt Nam tới thăm và trải nghiệm các hoạt động của làng nghề.
Giám đốc Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao Lương Thanh Hạnh cho biết, năm 2023 nghề dệt đũi Nam Cao đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Để phát huy giá trị di sản cũng như bảo tồn, phát triển làng nghề, chính quyền địa phương đã quy hoạch diện tích 4,5 ha; dự kiến sau khi hoàn thành, số lượng du khách tới thăm quan sẽ gấp 3 - 5 lần, qua đó tạo giá trị bền vững trong phát triển làng nghề truyền thống dệt đũi Nam Cao.
Đây cũng là hợp tác xã tiêu biểu của tỉnh Thái Bình hiện nay trên hành trình “hồi sinh” làng nghề thời gian qua. Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, toàn tỉnh có 141 làng nghề đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận; trong đó, có 98 làng nghề còn duy trì hoạt động sản xuất (chiếm 69,5%), 21 làng nghề hoạt động cầm chừng, có nguy cơ bị mai một (chiếm 14,9%) và 22 làng nghề hiện không còn hoạt động (chiếm 15,6%).
相关文章
Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
Liên quan đến vụ việc cán bộ thuế ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dươn2025-01-13Đề thi tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Ngữ Văn chuẩn nhất
Mời thí sinh và quý độc giả xemđề tham khảo môn Ngữ văn thi tốt nghiệp TH2025-01-13UOB: Doanh nghiệp vừa và nhỏ số hóa sẽ có triển vọng tốt hơn
Nỗ lực số hoá mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh minh họa: TTXVNCụ thể, 2 t2025-01-1312,4 triệu khách hàng đã được EVN giảm giá điện
Ảnh: TL.Theo Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương), thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương, Tập đoàn2025-01-13Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
Lực lượng cứu hộ chuyển nạn nhân tại hiện trường vụ lở đất ở làng Bruno, huyện Purworejo, tỉnh Trung2025-01-13Chỉ đạo giải quyết nhiều vướng mắc cho Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
Chủ tịch Nguyễn Khắc Thận: Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là niềm kỳ vọng của người Thái Bình Nhiệt2025-01-13
最新评论