Nỗ lực số hoá mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh minh họa: TTXVN
Cụ thể,ệpvừavànhỏsốhóasẽcótriểnvọngtốthơsố liệu thống kê về yokohama fc gặp nagoya grampus 2 trong 5 doanh nghiệp thực hiện các sáng kiến số hóa vào năm 2020 đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu mạnh hơn, so với những doanh nghiệp không áp dụng số hóa. Trong số những doanh nghiệp không áp dụng số hóa, cứ 10 doanh nghiệp thì có 6 doanh nghiệp chứng kiến doanh thu thuần trong năm 2020 giảm so với năm 2019.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp số hóa cũng lạc quan hơn về năm 2021, 3 trong 5 doanh nghiệp dự báo doanh thu sẽ tăng trong năm nay, và 7 trong 10 doanh nghiệp cảm thấy họ chuẩn bị tốt hơn cho sự phục hồi hậu COVID-19.
Nghiên cứu cũng cho hay, những nỗ lực số hóa đã giúp các doanh nghiệp đạt được năng suất cao hơn trong năm 2020. Theo đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh, sản xuất và kỹ thuật, cũng như dịch vụ cộng đồng và cá nhân đã có mức tăng trưởng năng suất và hiệu quả theo tỷ lệ phần trăm lớn nhất, dao động từ 44-49%.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ kỹ thuật số hóa, như cải thiện trải nghiệm khách hàng, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận, cho phép hoạt động làm việc từ xa và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh, tất cả đều đóng vai trò rất quan trọng khi các biện pháp phong toả và đóng cửa biên giới được áp dụng nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19.
Dù vậy, trong số các doanh nghiệp nói trên, những doanh nghiệp nhỏ hơn vẫn tụt hậu so với các doanh nghiệp lớn hơn về chuyển đổi kỹ thuật số, doanh nghiệp nhỏ hơn chiếm 72% tổng số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được số hóa, bởi những lý do hàng đầu bao gồm: chi phí, lo ngại về vấn đề an ninh mạng, và sự thiếu hụt những kỹ năng cần thiết của nhân viên.
Về chi phí, 26% doanh nghiệp không có đủ tiền để tiếp tục áp dụng kỹ thuật số, trong khi 28% doanh nghiệp cảm thấy khó chứng minh giá trị của khoản đầu tư. Bên cạnh đó, vấn đề không tương thích giữa hệ thống cũ và mới cũng là một trở ngại đối với 1/4 doanh nghiệp chưa số hóa.
“Các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng sở hữu nguồn lực hạn chế; do đó, có thể hình thành quan điểm cho rằng, số hóa quá tốn kém hoặc quá phức tạp đối với họ... Hành trình số hóa là một hành trình dài và chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục hành trình này để chứng kiến nỗ lực sẽ được đền đáp, khi họ nổi lên mạnh mẽ hơn từ đại dịch”, ông Lawrence Loh, người đứng đầu bộ phận kinh doanh của UOB nhận định.
Được biết, nghiên cứu của UOB được thực hiện từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 năm ngoái, trên 782 doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương có doanh thu dưới 100 triệu đô la Singapore.
Theo một cuộc khảo sát liên quan được UOB công bố hồi tháng 7/2020, đầu tư công nghệ là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp nhỏ khu vực Đông Nam Á trong năm 2020, nhằm ứng phó với các tác động của cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.
LÊ THẢO
(Lược dịch từ Business Times)