| Thông xe Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Cà Mau | | Trồng trên 10.000 cây xanh tại Khu di tích đường Hồ Chí Minh tại Bến Tre | | Áp dụng thu phí không dừng trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh | | Giữa tháng 7 sẽ thu phí đoạn đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Nông |
| Hành quân trên con đường Hồ Chí Minh. (Ảnh tư liệu) |
Sau khi hoàn thánh sứ mệnh giải phóng đất nước, Km 0 được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 27/4/1990. Ngày nay, KM số 0 (cách thành phố Vinh khoảng 90 km) đã trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước. 60 năm đã trôi qua, huyện Tân Kỳ, nơi khởi đầu con đường Hồ chí Minh trong kháng chiến cũng đang nỗ lực để xứng đáng với địa danh lịch sử, từng bước xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo và đẹp hơn trong mắt bè bạn gần xa. KM số 0, địa danh khởi đầu Đường Trường sơn trong kháng chiến, rồi đường Hồ Chí Minh, hôm nay đã là điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương trên con đường thênh thang từ Bắc vào Nam. Từ km số 0, vượt qua cầu Rỏi, men theo con đường nhựa chạy sát dưới chân lèn Rỏi, ngược lên vùng Liên Hoàn xưa, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái, đến tận xã Nghĩa Phúc với núi non hùng vĩ, cây cối um tùm của rừng cũ tái sinh, rừng trồng mới, chạy điệp điệp trùng trùng. Dọc đường đi là những cánh đồng bát ngát màu xanh của ngô, mía, lạc, đậu...Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa đẹp, vừa quyến rũ những ai đã một lần đến thăm mảnh đất này. | KM số 0, địa danh khởi đầu Đường Trường sơn trong kháng chiến, trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước. |
Những ngày này, hơn 1000 cựu chiến binh Hội truyền thống bộ đội Trường Sơn huyện Tân Kỳ lại họp mặt về đây, ôn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, nơi họ đã dành cả tuổi thanh xuân trên những tuyến đường. Ông Ngô Sĩ Thành, trú xã Nghĩa Đồng, chàng thanh niên từng cầm vô lăng trên đường Trường Sơn, hay ông Nguyễn Công Huân, trú xã Nghĩa Phúc, gặp lại đồng đội cũ khi mái đầu đã bạc, vẫn nhớ như in những ngày gian khổ thiếu thốn nhưng ấm áp tình người ở khu chiến Làng Ho, Quảng Bình, Sê Sụ, ngầm Cha Ly, Buôn Mê Thuột, những địa danh gắn bó máu thịt một thời. Ông Nguyễn Công Huân chia sẻ: "Cuộc sống của những người lính Trường Sơn vất vả nhưng vẫn cảm thấy hãnh diện vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương. Chúng tôi rất tự hào về con đường Hồ Chí Minh. Còn ông Ngô Sĩ Thành cho biết: "Cầm vô lăng lái xe trên tuyến đường Hồ Chí Minh, tôi rất tự hào về truyền thống của Đường Hồ Chí Minh, Đoàn 559. Về đời thường, chúng tôi là cựu chiến binh hoạt động tại địa phương, luôn phấn đấu giữ bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, xây dựng quê hương, tham gia mọi hoạt động của địa phương để nâng cao đời sống về vật chất tinh thần cho dân cư tại địa phương mình". Đó cũng là 2 trong số những gương mặt điển hình trong số 551 mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập khá của Hội CCB huyện Tân Kỳ. Trở lại quê hương sau ngày đất nước thống nhất, hình ảnh những năm tháng sôi nổi, dành cả tuổi thanh xuân đi mở đường, đồng đội bên nhau tiếp viện cho chiến trường miền Nam vẫn luôn trong tâm khảm của những người lính Trường Sơn năm xưa. Tinh thần của người lính Trường Sơn luôn được các cựu chiến binh ở huyện Tân Kỳ áp dụng trong phát triển kinh tế, đóng góp xây dựng quê hương bằng những mô hình hiệu quả, có ý nghĩa sâu rộng. | Giao lưu "Huyền thoại một con đường" tại KM 0, Tân Kỳ. |
Cách đây vài chục năm, vùng đất này có mật độ dân cư khá thưa thớt. Kể từ khi tuyến đường Hồ Chí Minh được mở đã nhanh chóng hình thành những cụm dân cư tập trung dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh suốt từ km số 0 đến tận vùng đất giáp huyện Nghĩa Đàn. Những năm qua, nhằm tạo điều kiện giúp đỡ hội viên nghèo phát triển kinh tế, Hội CCB các xã, Thị trấn ở Tân Kỳ đã xây dựng quỹ bằng nhiều hình thức, phối hợp với Ngân hàng chính sách huyện tạo điều kiện cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất, từ đó nâng cao đời sống vật chất tinh thần, giúp nhiều hội viên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ hội viên nghèo chỉ còn 2,8%. Ông Phan Thanh Tú, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Kỳ cho biết, đại đa số người nghèo Tân Kỳ vay vốn đều sử dụng đồng vốn đúng mục đích và phát huy tốt hiệu quả. Hiện tại, Ngân hàng đã tạo điều kiện cho hơn 14.000 hộ được vay vốn với tổng dư nợ hơn 430 tỷ đồng; Ngân hàng đã phối hợp Hội phụ nữ, Hội CCB, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, xây dựng mạng lưới 343 tổ tiết kiệm vay vốn, chuyển tải nguồn vốn ưu đãi tận tay đối tượng. Đặc biệt, tại địa phương, nhiều cựu chiến binh từng tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh là những hộ điển hình trong phát triển kinh tế tại huyện Tân Kỳ. Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ cho biết, người dân Tân Kỳ luôn tự hào truyền thống quê hương và quyết tâm làm thay đổi cơ bản đời sống của người dân. Hiện Tân Kỳ đã có 8 trên 21 xã đạt chuẩn Nông thôn mới và thu nhập đầu người bình quân là 28,8 triệu đồng. Trong giai đoạn 2015-2020, Tân Kỳ đã thu hút được hàng chục dự án đầu tư, với tổng mức gần 1.400 tỷ đồng. Bên cạnh phát triển đồng bộ dịch vụ thương mại, Tân Kỳ đang xúc tiến Dự án nông nghiệp công nghệ cao FLC 300 ha trồng cây thanh long xuất khẩu tại xã Giai Xuân với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng. Bên cạnh đó là khu vui chơi giải trí và dịch vụ tổng hợp tại khối 6, thị trấn Tân Kỳ với tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng. Ngoài ra, địa phương cũng đang tích cực xúc tiến dự án Nhà máy gạch không nung tại xã Kỳ Tân, Nhà máy may Tân Kỳ; Nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông đúc sẵn. Ông Hoàng Quốc Việt cho biết: "Tân Kỳ, với truyền thống cách mạng và với huyện vinh dự có KM số 0 sẽ phấn đấu để phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020, phấn đấu là một trong những huyện khá của miền Tây Nghệ An." Không chỉ gắn với địa danh lịch sử, km số 0 của tuyến đường Trường Sơn, Tân Kỳ còn nằm trong cả một không gian văn hóa rộng lớn của vùng trung hạ lưu sông Lam, một trong những vùng có nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu, độc đáo mà từ nhiều thế kỷ trước ông cha ta đã xếp ngang hàng với các vùng văn hóa khác như: Xứ Lạng, xứ Thanh, xứ Huế… Về lại địa danh KM số 0, điểm khởi đầu Đường Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh, du khách sẽ ghi nhận những đổi thay của vùng đất Tân Kỳ, để cảm nhận tiềm năng của một vùng đất đồi núi bạt ngàn và đậm tình người ở miền Tây xứ Nghệ. |