当前位置:首页 > Cúp C1

【lịch thi đấu cúp quốc gia thổ nhĩ kỳ】“Lỗ hổng” thẻ tín dụng

Lấp "lỗ hổng" trong quản lý và phát triển kinh tế số Phát triển thị trường thanh toán điện tử từ thẻ tín dụng nội địa Từ vụ nợ thẻ tín dụng "lãi chồng lãi" lên 8,ỗhổngthẻtíndụlịch thi đấu cúp quốc gia thổ nhĩ kỳ8 tỷ đồng: Cần minh bạch và tính tuân thủ
“Lỗ hổng” thẻ tín dụng
Ảnh minh họa.

Theo khách hàng P.H.A, năm 2013 anh có nhờ nhân viên của Chi nhánh Eximbank Quảng Ninh làm thẻ tín dụng, nhưng sau đó không nhận được thẻ tín dụng này. Trong lúc làm hồ sơ mở thẻ, nhân viên ngân hàng có yêu cầu anh A. ký vào đơn mở thẻ, biên bản nhận thẻ trước, sẽ thông báo kết quả sau. Tuy nhiên, khi nhận thẻ, anh A. chỉ nhận được thẻ ghi nợ nội địa . Anh A. cũng cho biết, thời điểm đó mức lương của anh không đủ điều kiện để làm thẻ tín dụng nhưng nhân viên ngân hàng cho biết sẽ xin ý kiến người có thẩm quyền và khả năng sẽ được, hẹn sẽ liên lạc lại, nhưng sau đó nhân viên không liên lạc lại. Đến năm 2017, anh A. tá hỏa nhận được thông báo khoản nợ gốc và lãi hơn 100 triệu đồng từ Eximbank. Anh A. cũng khẳng định chữ ký trong biên lai hai giao dịch đều không phải của mình, nên không thanh toán và không thống nhất được với ngân hàng về xử lý nợ. Phía Eximbank thì khẳng định đây là khoản nợ kéo dài, đã nhiều lần thông báo và làm việc với khách hàng.

Câu chuyện về khoản nợ “khủng” trên còn những thông tin khác nhau từ hai phía, chưa thể khẳng định bên nào đúng, bên nào sai và các bên đang tiếp tục làm việc.

Nhìn thẳng thực tế, câu chuyện khách hàng sử dụng thẻ tín dụng có phát sinh nợ xấu “khủng” lên đến 8,8 tỷ đồng phần nào cho thấy việc mở thẻ, sử dụng thẻ, quản lý nợ thẻ tín dụng đang có lỗ hổng. Lỗ hổng đó là, ở một số ngân hàng, trước áp lực chỉ tiêu về mở thẻ tín dụng, nhân viên đã thực hiện thủ tục mở thẻ ngoài trụ sở ngân hàng, không tránh khỏi việc đề nghị khách hàng ký các giấy tờ mở thẻ và nhận thẻ cùng một lúc để bớt thời gian cũng như có sự lỏng lẻo trong quản lý hồ sơ và bảo mật. Sau đó, là việc theo dõi nợ không sát, không thông báo cũng như liên lạc kịp thời đến khách hàng khiến nợ xấu kéo dài. Từ phía khách hàng, nhiều trường hợp khi phát sinh lãi cao, bất hợp lý mới thấy các nội dung trong hợp đồng mở thẻ là quá dài, từ ngữ chuyên ngành khó hiểu và không đọc kỹ, thậm chí có trường hợp lơ là theo dõi các khoản chi tiêu khiến dư nợ phát sinh ngoài ý muốn.

Để lấp những lỗ hổng trên, các ngân hàng cần quản lý chặt chẽ hơn việc mở thẻ tín dụng, quản lý các khoản nợ của khách hàng sát sao hơn. Bên cạnh đó, việc tư vấn, truyền thông đến khách hàng hiệu quả hơn, khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng thẻ tín dụng. Khách hàng cần nghiên cứu kỹ các quy định, thủ tục mở và sử dụng thẻ tín dụng để tránh những phát sinh ngoài ý muốn.

分享到: