当前位置:首页 > Cúp C1

【cúp quốc gia brazil hôm nay】Nâng chất hoạt động của tổ đại biểu HĐND

Báo Cà Mau(CMO) Tổ đại biểu HĐND là đơn vị cơ sở của HĐND, là nơi đại biểu tham gia sinh hoạt, chuẩn bị nội dung cho kỳ họp HĐND, thảo luận, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn; tham gia hoạt động giám sát, chất vấn của HĐND, tiếp xúc cử tri… Vì vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ đại biểu HĐND là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tổ chức tiếp xúc được 39 cuộc, với hơn 3.249 lượt cử tri tham gia và nhận 470 ý kiến, kiến nghị. Tại các kỳ họp HĐND, các tổ đại biểu tích cực tham gia thảo luận và đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng mà nghị quyết HĐND đề ra.

Cử tri đặt câu hỏi về chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, thực hiện các chính sách đối với người có công và chính sách an sinh xã hội… tại các cuộc tiếp xúc.

Trên cơ sở thảo luận, các tổ đại biểu cũng quan tâm lựa chọn những vấn đề bức xúc, cử tri quan tâm đưa ra chất vấn tại kỳ họp. Nhiều nội dung các tổ đại biểu chất vấn đã phản ánh những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm như: nâng cao chất lượng các công trình xây dựng cơ bản; quản lý đất đai; chất lượng giáo dục; chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân; thực hiện các chính sách đối với người có công và chính sách an sinh xã hội…

Nhiệm kỳ 2016-2021, Thường trực HĐND huyện Trần Văn Thời đã thành lập 13 tổ đại biểu HĐND, tổ nhiều nhất có 4 đại biểu, tổ ít nhất có 3 đại biểu. Các tổ đại biểu đã xây dựng kế hoạch, tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp; phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với HĐND và các cấp chính quyền. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các cấp chính quyền trong việc theo dõi, đôn đốc, giải quyết các kiến nghị của cử tri.

Theo Phó chủ tịch HĐND huyện Trần Văn Thời Đỗ Thị Duyên, hoạt động của tổ đại biểu HĐND vẫn còn những hạn chế nhất định, nguyên nhân chính là do các quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ đại biểu còn chung chung, chưa cụ thể. Các thành viên của tổ đại biểu đều hoạt động kiêm nhiệm, tính chất công việc và vị trí công tác khác nhau nên việc tổ chức các hoạt động của tổ gặp nhiều khó khăn.

Đối với các tổ đại biểu HĐND huyện Phú Tân, một số cơ chế, chính sách cũng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ. Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể đại biểu HĐND phải dành bao nhiêu thời gian cho hoạt động đại biểu dân cử, hay không có chế độ sinh hoạt định kỳ để nhận xét, đánh giá hoạt động của tổ đại biểu và đại biểu HĐND.

Bên cạnh đó, vẫn chưa có quy định đại biểu HĐND phải báo cáo kết quả hoạt động của mình trước cử tri nơi tham gia ứng cử.

Ngoài ra, chất lượng đại biểu chưa đồng đều, nhiều đại biểu còn ngại va chạm, thiếu tự tin trong hoạt động giám sát. Đặc biệt là trong chất vấn chưa quyết liệt truy đến cùng về nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến chất vấn…

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ đại biểu, trước hết, đối với các đại biểu HĐND cần phải đề cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động chung của tổ đại biểu như: giám sát, tiếp xúc cử tri, thực hiện chức năng quyết định tại kỳ họp của HĐND. Các tổ đại biểu HĐND cần quy định chặt chẽ lịch sinh hoạt, lịch tiếp dân, công tác tiếp xúc cử tri, công tác phối hợp giám sát, chất vấn, thảo luận tổ cũng như thảo luận tại hội trường…

Phó chủ tịch HĐND huyện Đầm Dơi Huỳnh Xuân Lý kiến nghị: cần tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND như: tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, diễn thuyết, trình bày, giám sát… Mỗi đại biểu HĐND phải đặt mục tiêu cho hoạt động của mình phục vụ Nhân dân./.

Thanh Phương

Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Trần Văn Hiện nhận định: “Các tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện phải tổ chức họp ít nhất mỗi quý 1 lần để đánh giá kết quả hoạt động, đề ra kế hoạch cho quý sau. Cần tăng cường hoạt động giám sát, tham gia đầy đủ các cuộc giám sát của Thường trực và các ban của HĐND khi giám sát trên địa bàn mình ứng cử. Theo dõi nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực thi pháp luật ở địa phương; kiến nghị kịp thời những khó khăn, vướng mắc đến UBND, các ngành chức năng xem xét giải quyết”.

 

分享到: