Nhà ở xã hội nguồn cung đang không theo kịp nhu cầu
Nhà ở xã hội,àmthếnàođểgóitíndụnghỗtrợnhàởxãhộipháthuytácdụlịch thi đấu bóng đá serie a nhà ở dành cho người thu nhập thấp chiếm đến 70 - 80% nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình nhà ở này thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến nguồn cung không theo kịp nguồn cầu.
Để tháo gỡ khó khăn cho việc phát triển nhà ở xã hội, ngày 1/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 41/NQ-CP để cân đối thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 và bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua giai đoạn khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Dự án nhà ở xã hội do Công ty Cát Tường phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Tuấn Nguyễn |
Đầu năm 2022, Quốc hội đã có Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, trong đó bố trí 2 gói hỗ trợ cho nhà ở xã hội cho cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và hỗ trợ lãi suất thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho chủ đầu tư vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng có đề xuất gói tín dụng 65.000 tỷ đồng để cho các doanh nghiệp vay phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân, người lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Thủ tướng chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội sau Covid-19 gói tín dụng và cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp, khu chế xuất.
Cụ thể, gói tín dụng 15.000 tỷ đồng nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, trong đó cấp vốn 14.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho các đối tượng khách hàng cá nhân theo quy định của Luật Nhà ở vay để mua, thuê mua hoặc xây dựng, cải tạo sửa chữa nhà ở theo quy định; cấp bù lãi suất 1.000 tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước chỉ định cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay theo quy định.
Gói tín dụng 50.000 tỷ đồng theo hình thức Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để cho các đối tượng được vay ưu đãi sau: công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được vay ưu đãi từ Chương trình để mua, thuê mua nhà ở xã hội; chủ đầu tư dự án nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê; chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua cho các đối tượng, theo quy định của Luật Nhà ở.
Các chuyên gia cho rằng, đây là những tín hiệu tích cực cho thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc phát triển phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đảm bảo giải quyết bài toán cấp thiết về nhà ở cho tầng lớp người lao động, người có thu nhập thấp trong xã hội.
Giải bài toán vốn vay
Với sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành thông qua các gói hỗ trợ cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, phân khúc này đã và đang được đẩy mạnh triển khai nhằm đưa ra thị trường nguồn cung lớn.
Tuy nhiên, trên thực tế, đến hết năm 2021, cả nước mới chỉ hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô 142.000 căn hộ, tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2 sàn, đạt 56,8% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Riêng năm 2021, có 17 dự án hoàn thành, với 27.800 căn hộ, gần 1,4 triệu m2 sàn.
Như vậy, việc phát triển nhà ở xã hội nhìn chung vẫn rất chậm, hiệu quả chưa cao, do một số vướng mắc cả về thể chế chính sách và tổ chức thực hiện. Đặc biệt, những gói hỗ trợ nói trên chưa được giải ngân kịp thời cũng là một vướng mắc lớn.
Theo các chuyên gia, hiện nay các điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi quá ngặt nghèo là một trong những điểm nghẽn lớn nhất khiến nhiều “đại gia” địa ốc chưa thực sự mặn mà với các dự án nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân.
Nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chia sẻ, với mức lãi suất hiện tại cùng với cơn bão giá vật liệu xây dựng, nếu không tăng giá bán nhà sẽ bị lỗ, bởi để tiếp cận với nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất 4,8% là rất khó.
Bộ Xây dựng đánh giá, trong thời gian qua, cơ cấu sản phẩm bất động sản còn chưa phù hợp, chủ yếu là bất động sản nhà ở phân khúc cao cấp, du lịch, trong khi nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân, người lao động thu nhập trung bình..., còn rất thiếu.
Để tháo gỡ các điểm nghẽn trong phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho vay đối với các dự án đầy đủ pháp lý, có hiệu quả, trong đó ưu tiên cho vay đối với dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Đặc biệt, cần ưu tiên cho vay đối với dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân được cấp phép và khởi công để tạo nguồn cung cho thị trường./.