Các Đại biểu cắt băng khánh thành cảng Tân Cảng - Hiệp Phước. Ảnh: T.H Cảng Tân cảng - Hiệp Phước do Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn lựa chọn đầu tư xây dựng vào cuối năm 2013. Cảng Tân cảng - Hiệp Phước có vị trí chiến lược là giao điểm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long,ánhthànhcảngTâncảkết quả bóng đá hammarby một mặt giáp ngã ba sông Soài Rạp hướng ra biển Đông, một mặt giáp sông Đồng Điền. Cảng Tân cảng - Hiệp Phước có diện tích đầu tư 16,5 ha. Hiện nay, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã đề nghị và được UBND TP.HCM nhất trí về chủ trương cho đầu tư 5.000m cầu tàu, 300 ha bãi, xây dựng cảng container và cảng tổng hợp tại KCN Hiệp Phước, nằm trong khu quy hoạch dành cho cảng biển cuối cùng của TP.HCM trên sông Soài Rạp. Dự kiến từ năm 2020, Tổng công ty sẽ triển khai đầu tư cảng phù hợp với tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng của TP. HCM ở khu vực này. | Hàng hóa cập cảng Tân Cảng- Hiệp Phước. Ảnh: T.H |
Theo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Sử dụng cảng Tân cảng- Hiệp Phước, các hãng tàu sẽ tiết kiệm được chi phí hàng hải và thời gian từ phao số 0 vào cảng theo luồng Soài Rạp. Các khách hàng thuộc khu CN phía Nam thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có thể tới cảng Tân cảng- Hiệp Phước thuận tiện theo tuyến đường Võ Văn Kiệt- Nguyễn Văn Linh kết nối thuận tiện với Quốc lộ 1A và đường cao tốc Trung Lương. Từ tháng 9- 2015, khi tuyến đường vành đai 3 mở rộng với Quốc lộ 1 hoàn thành sẽ tạo thêm thuận tiện về giao thông cho khách hàng. Trong thời gian đầu hoạt động, cảng có chính sách hỗ trợ phí nâng hạ giao nhận container trực tiếp tại cảng cùng các chính sách ưu đãi về thời gian lưu bãi cho các khách hàng. Cảng Tân cảng- Hiệp Phước khi đi vào hoạt động được coi là “bến nối dài” của cảng Cát Lái và là điểm kết nối hàng hóa quan trọng của các nước vùng nội Á. |