【trận đấu ulsan hyundai】Trái phiếu đặc biệt chỉ dành tái thiết tổ chức tín dụng
Bộ Tài chính đang dự thảo,áiphiếuđặcbiệtchỉdànhtáithiếttổchứctíndụtrận đấu ulsan hyundai lấy ý kiến đối với thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, về chế độ tài chính đối với VAMC.
Theo quy định tại Nghị định 53, ngoài việc huy động vốn như các công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 100% vốn Nhà nước khác, VAMC được phát hành trái phiếu đặc biệt, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trái phiếu đặc biệt chỉ được sử dụng để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng.
Sử dụng vốn, tài sản để tái cơ cấu doanh nghiệp
VAMC được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của mình, ngoại trừ trái phiếu đặc biệt để mua các khoản nợ xấu theo giá trị thị trường. Phương án mua các khoản nợ xấu được Hội đồng thành viên của VAMC xây dựng, trình Thống đốc NHNN chấp thuận, trước khi thực hiện.
Dự thảo quy định, VAMC chỉ được sử dụng vốn để đầu tư ra ngoài (không thông qua việc mua bán nợ và tài sản) dưới các hình thức sau:
Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng trong nước;
Tham gia góp vốn, mua cổ phần để cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay. Việc góp vốn, mua cổ phần thực hiện theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khoản nợ VAMC mua (theo giá trị thị trường) khi chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần được xác định là một khoản đầu tư, được theo dõi, hạch toán như khoản đầu tư.
Sửa chữa, nâng cấp tài sản đảm bảo đã được VAMC thu nợ, nhằm mục đích gia tăng giá trị, tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản để thu hồi nợ. Việc sửa chữa, nâng cấp tài sản phải theo phương án xử lý nợ xấu đã được phê duyệt; đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
Nhiều ngân hàng đang mong ngóng vốn tái thiết. Ảnh: Đức Minh |
Dự thảo cũng quy định, VAMC được sử dụng vốn để đầu tư, cung cấp tài chính cho khách hàng vay để xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh, trong trường hợp đánh giá khách hàng có khả năng hoàn trả khoản đầu tư, cung cấp tài chính của VAMC đúng hạn.
Nguyên tắc ghi nhận chi phí
Đối với chi phí mua các khoản nợ xấu theo giá trị thị trường được hạch toán khi có phát sinh thu nhập từ việc xử lý khoản nợ xấu, nếu đó là khoản nợ được thu hồi nhiều lần:
Trường hợp doanh thu thu được trong kỳ từ việc xử lý nợ (thu nợ từ khách nợ; bán nợ; khai thác, bán tài sản đảm bảo của khoản nợ) lớn hơn hoặc bằng chi phí mua khoản nợ, đơn vị thực hiện kết chuyển toàn bộ chi phí mua khoản nợ vào chi phí trong kỳ.
Trường hợp số thu được nhỏ hơn chi phí mua khoản nợ, doanh nghiệp chuyển một phần chi phí mua nợ vào chi phí trong kỳ, với mức bằng số tiền thực tế thu được từ việc xử lý khoản nợ. Khi khoản nợ tiếp tục được thu hồi thì phần đó tiếp tục chuyển vào chi phí theo nguyên tắc nêu trên. Khi phần còn lại cuối cùng được thu hồi thì chuyển toàn bộ phần chi phí mua khoản nợ còn lại vào chi phí trong kỳ.
Trường hợp khoản nợ được thu hồi một lần, VAMC chuyển toàn bộ chi phí mua khoản nợ đó vào chi phí, tại thời điểm thu hồi được nợ.
Đối với chi phí cho việc sửa chữa, nâng cấp tài sản, VAMC được hạch toán phải thu (chi tiết theo từng khoản nợ). Khi bán được tài sản hoặc thu hồi được khoản nợ xấu gắn với tài sản hoặc thu được tiền từ việc khai thác tài sản, số tiền thu được phải hoàn trả vốn cho VAMC và tất toán khoản phải thu tương ứng với chi phí VAMC đã sử dụng để sửa chữa, nâng cấp tài sản.
Đối với các khoản chi khác (bao gồm chi phí đòi nợ; chi phí tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản; chi phí cho hoạt động bán nợ, bán cổ phần và chuyển nhượng vốn góp; chi phí trích lập dự phòng rủi ro; chi tiền lương, tiền thưởng, chi phụ cấp cho cán bộ, nhân viên;...), VAMC chỉ ghi nhận những khoản phải chi thực tế phát sinh căn cứ vào hóa đơn chứng từ hợp lý, hợp lệ./.
Vũ Long
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam
- ·Bộ trưởng Tư pháp: Các vụ vi phạm đấu giá đất vừa qua có thể xử tội đầu cơ
- ·Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn 2050: 8 điểm nhấn tạo động lực cho phát triển
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Ngăn độc quyền, chặn 'chủ nghĩa thân hữu', tạo cơ chế mở để DN dám làm
- ·Trao giải vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc Cao Bằng năm 2024
- ·Kiên định chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Hội Luật gia hoạt động nề nếp, hiệu quả
- ·Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- ·Thủ tướng New Zealand: Việt Nam đã trở thành một con rồng với sự phát triển vượt bậc
- ·Thành lập Tổ công tác Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành
- ·Nhiều giải pháp cho năm mới
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Thiết chế văn hóa “oằn mình” sau siêu bão
- ·Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn vẫn dậm chân tại chỗ
- ·VBF 2024: Việt Nam sẵn sàng cho hành trình ESG và thúc đẩy công nghệ cao, số hoá
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Chấp hành nghiêm pháp luật để có cái tết trọn vẹn