当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kqbd cup y】Chỉ xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

【kqbd cup y】Chỉ xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2025-01-25 20:45:10 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777

Bà Nguyễn Thị Tho,ỉxtxửtộilừađảochiếmđoạttisảkqbd cup y ở ấp Thị Trấn, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, cho rằng bà Lâm Thị Tuyết Nhung làm chủ hụi đã lừa đảo nhiều người số tiền gần 4 tỉ đồng, nhưng vì sao tòa án chỉ đưa ra xét xử trên 143 triệu đồng ?

Năm 2008, bà Nhung, ở ấp Phú Lợi A, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tổ chức cho nhiều người chơi hụi để thu tiền đầu thảo của hụi viên, đến năm 2013, bà Nhung tuyên bố bể hụi.

Trong thời gian từ năm 2008-2013, bà Nhung kêu nhiều dây hụi với hình thức hụi ngày, hụi tuần, hụi tháng, hụi mùa với các mức giá từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Mỗi dây hụi bà Nhung đều tham gia từ 1 đến 3 phần. Sau khi tuyên bố bể hụi, có khoảng 20 người làm đơn gửi đến cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết làm rõ số tiền bà Nhung chiếm đoạt.

Cơ quan điều tra xác định, trong quá trình làm chủ hụi, bà Nhung thấy những lần khui hụi thường không có sự tham gia đầy đủ của tất cả hụi viên nên bà đưa vào danh sách khống tên hụi viên rồi bỏ giá cao để hốt, sau đó thu tiền của các hụi viên chi xài cá nhân. Đến tháng 11-2013, bà Nhung tuyên bố bể hụi. Thời điểm này có 8 dây hụi chưa kết thúc, trong đó có 6 dây hụi bà Nhung kê khống tên của người khác để chiếm đoạt 143.630.000 đồng.

Căn cứ vào kết quả trên, Viện kiểm sát nhân dân huyện Châu Thành truy tố Lâm Thị Tuyết Nhung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tòa án nhân dân hai cấp xử Lâm Thị Tuyết Nhung 18 tháng tù và buộc phải có trách nhiệm bồi thường cho 15 bị hại số tiền 143.630.000 đồng.

Bà Nguyễn Thị Tho cho biết: Do tin tưởng nên tôi mới tham gia nhiều dây hụi do bà Nhung làm chủ. Nào ngờ, bà Nhung tạo được uy tín rồi lừa đảo các hụi viên để chiếm đoạt gần 4 tỉ đồng, nhưng không hiểu sao tòa án chỉ xử lý trên 143 triệu đồng? Riêng phần tôi, bà Nhung chiếm đoạt gần 2,2 tỉ đồng, đây là số tiền tôi tham gia nhiều dây hụi nhưng tòa án xử buộc bà Nhung trả lại cho tôi có 3.100.000 đồng. Đối với hụi tháng, tôi cho bà Nhung ứng tiền nhiều lần, các lần ứng đều có làm hợp đồng, tổng số tiền bà Nhung ứng là 676.500.000 đồng. Ngoài ra, bà Nhung còn thiếu tôi tiền hụi tháng trên 32 triệu đồng.

“Trong khi bà Nhung nói ngày 16-9-2013 (âm lịch) bể, không còn gom hụi, nhưng từ ngày 16-9-2013 đến ngày 29-10-2013, bà Nhung đã gom tiền hụi của tôi trên 1,5 tỉ đồng. Như vậy, số tiền này đi đâu, sao không cộng số tiền ấy vào để xử lý hình sự. Vụ án được Tòa án nhân dân huyện Châu Thành xét xử tôi không đồng ý đã kháng cáo đến Tòa án nhân dân tỉnh, khi xét xử phúc thẩm cũng không chấp nhận đơn kháng cáo của bị hại”, bà Tho cho biết thêm.

Còn ông Trương Minh Hoàng (cậu ruột bà Nhung), ở ấp Thị Trấn, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, nói: “Vợ chồng tôi bán quán cà phê dành dụm số tiền vô dây hụi 1 triệu đồng do Nhung làm chủ, tôi đóng được 18 lần, nhưng tòa xử buộc Nhung trả lại cho vợ chồng tôi có 1.850.000 đồng là quá thiệt thòi”.

Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định: Trong quá trình tham gia một dây hụi bị cáo đã sử dụng tên khống để hốt hụi, còn các lần đóng hụi khác trong một dây hụi là sự tự nguyện và cũng có hụi viên khác trong dây hụi kêu để hốt theo thỏa thuận. Người hốt hụi được nhận tiền, bị cáo có trách nhiệm thu gom tiền của các hụi viên khác giao tiền cho người hốt. Đó là giao dịch dân sự, bị hại có quyền khởi kiện bị cáo để giải quyết bằng vụ án dân sự. Do không có sự lừa đảo ở các lần khác trong dây hụi, cụ thể: bị cáo có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại trong lần bị cáo sử dụng tên người khác để chiếm đoạt chứ không phải chiếm đoạt từ lần kêu hụi đầu tiên trong một dây hụi và quá trình điều tra đã xác định số tiền bị cáo chiếm đoạt của các bị hại 143.630.000 đồng là có căn cứ. Do đó, không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của các bị hại.

Bà Tho bức xúc nói: “Tại phiên tòa phúc thẩm, chủ tọa có đưa ra giấy hụi do bà Nhung ghi từ số 1, 2, 3,… 60, 70 mà không ghi tên người chơi hụi. Chứng tỏ chỉ có người đưa tiền cho Nhung gom, còn người chơi để hốt là không có, đó là lừa đảo quá rõ ràng nhưng tòa không tính, như vậy việc xét xử chưa công tâm, khách quan, không đúng thực chất số tiền Nhung lừa đảo”.

Trường hợp này, bản án phúc thẩm hình sự có hiệu lực pháp luật, nếu bà Tho cho rằng bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh xét xử không khách quan, không đúng với số tiền lừa đảo thì bà có quyền thông báo đến những người có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. 

PHI YẾN

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读