【bxh bồ đào nha】Gỡ điểm nghẽn, khơi thông chính sách cho phát triển năng lượng tái tạo
Đồng bộ giải pháp trong chuyển đổi năng lượng | |
Thách thức chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam | |
"Chìa khóa" phát triển năng lượng xanh ở ASEAN |
Diễn đàn “Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Tư duy và hành động trong giai đoạn mới”. Ảnh: H.Dịu |
Được sự phối hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp triển khai tổ chức chương trình Diễn đàn Năng lượng tái tạo năm 2022 với chủ đề: “Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Tư duy và hành động trong giai đoạn mới” và Trao chứng nhận cho các dự án trong Chương trình bình chọn: “Dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam năm 2022” vào ngày 6/1 tại Hà Nội.
Các chuyên gia nhận xét, thị trường năng lượng tái tạo trong 2022 gặp một số khó khăn nhưng cũng không thể phủ nhận những tín hiệu tích cực. Theo đó, sản lượng điện từ năng lượng tái tạo đạt trên 129,8 tỷ kWh, bằng 1,24 lần so với sản lượng điện than và trên 96% so với tổng sản lượng điện than và điện khí. Sản lượng điện mặt trời và gió chiếm 12,8% tổng hệ thống.
Năm 2022 cũng ghi nhận lần đầu tiên điện năng do các nguồn phát điện ngoài EVN vượt 50% sản lượng toàn hệ thống, các nhà máy điện ngoài EVN đã đóng góp hơn 53% sản lượng điện trong năm.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, đến thời điểm hiện tại các chính sách liên quan như Quy hoạch điện 8 chưa được ban hành khiến các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo gặp không ít khó khăn, lúng túng trong việc triển khai chiến lược cũng như các bước tiếp theo.
Nói cụ thể hơn về những khó khăn, vướng mắc để phát triển năng lượng tái tạo hiện nay, ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam chỉ ra 3 nhóm vấn đề chính.
Thứ nhất, các cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo chưa đưa ra được định hướng lâu dài, nhiều chính sách còn bất cập. Với các dự án điện gió và điện mặt trời hiện cơ chế hỗ trợ hết hiệu lực từ ngày 1/11/2021, chưa có chuyển tiếp nên 62 dự án/phần dự án điện gió đã xây dựng xong nhưng chưa được đưa vào vận hành do chưa có cơ chế giá. Các dự án năng lượng tái tạo còn gặp khó khăn từ việc thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn ứng dụng công nghệ.
Thứ hai, những khó khăn, vướng mắc về kỹ thuật như chưa có sự phát triển đồng bộ giữa các dự án năng lượng tái tạo với lưới điện truyền tải.
Thứ balà khó khăn về tài chính. Các dự án năng lượng tái tạo có nhu cầu lớn về vốn nhưng rủi ro cao do công suất và sản lượng phụ thuộc vào thời tiết, khó hậu khiến thời gian thu hồi vốn có thể kéo dài. Các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại chưa sẵn sàng cho vay hoặc có cho vay thì lãi suất cao.
Vì thế, các doanh nghiệp ngành năng lượng tái tạo rất mong muốn có giải pháp để “khơi thông” những điểm nghẽn này. Đặc biệt, để ngành năng lượng tái tạo phát triển, thu hút và giữ chân được các nhà đầu tư, các chuyên gia và doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hạn chế tối đa các rủi ro cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Vy đề xuất các định hướng, chính sách ổn định. Hiện nay cơ chế giá cho các dự án điện mặt trời, điện gió - hai nguồn chủ lực trong năng lượng tái tạo đã hết hiệu lực, nên cần đưa ra định hướng trong giai đoạn tiếp theo.
Với các dự án năng lượng chuyển tiếp, trong thời gian chờ tính toán khung giá phát điện, đàm phán và ký hợp đồng mua bán điện, các doanh nghiệp đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành giá điện tạm tính, cho phép EVN huy động các nhà máy điện chuyển tiếp và thanh toán tiền điện theo mức giá bán điện tạm tính. Doanh thu bán điện của các dự án sẽ được điều chỉnh lại theo giá bán điện chính thức.
Cùng với đó là các đề xuất liên quan việc ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công nghệ năng lượng tái tạo; áp dụng cơ chế sử dụng đất cho phát triển năng lượng tái tạo; các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của các dự án năng lượng tái tạo biến đổi.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Tuần tới, Quốc hội giám sát tối cao chuyên đề tiết kiệm, chống lãng phí
- ·Phát triển du lịch cộng đồng vùng phụ cận góp phần bảo tồn di sản Mỹ Sơn
- ·Thêm gần 660.000 liều vắc xin Covid
- ·Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- ·Đà Nẵng: Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024 tại Bà Nà
- ·Kon Tum: Bồi dưỡng về nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở làm công tác du lịch
- ·Kiến tạo tương lai, đường dài chung bước
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Trung Quốc trao Huân chương Hữu nghị tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- ·Đừng là “giải cứu”
- ·Bộ Quốc phòng bổ nhiệm nhân sự 4 Quân khu
- ·WB hỗ trợ Việt Nam thực hiện chiến lược vaccine
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Hàng ngàn du khách tìm về núi Bà Đen để đón mùa Vu Lan báo hiếu
- ·Phú Thọ: Bảo đảm an toàn, an ninh cho du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9
- ·Thủ tướng dự cầu truyền hình Ánh sáng niềm tin
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Hướng đến nông nghiệp kết hợp du lịch xanh