您的当前位置:首页 > La liga > 【lich bd serie a】Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang 正文

【lich bd serie a】Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang

时间:2025-01-10 19:40:54 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

VHO - Nhằm khẳng định vai trò của văn hóa trong việc phát triển du lịch bền vững, đồng thời tìm kiếm lich bd serie a

VHO - Nhằm khẳng định vai trò của văn hóa trong việc phát triển du lịch bền vững,ănhóalàsứcmạnhnộisinhđểpháttriểndulịchbềnvữngởHàlich bd serie a đồng thời tìm kiếm các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa, nhằm tạo động lực cho sự phát triển của ngành du lịch Hà Giang, mới đây, tại Hà Giang, Sở VHTTDL Hà Giang, HHDL tỉnh Hà Giang và Hội Lữ hành G7 đã phối hợp tổ chức Tọa đàm “Văn hoá, sức mạnh nội sinh gắn với phát triển du lịch bền vững”.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 1
Ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Sở VHTTDL Hà Giang phát biểu tại tọa đàm

Tham dự Toạ đàm có ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Sở VHTTDL Hà Giang, bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Giang; Chủ tịch HHDL Hà Giang Lại Quốc Tĩnh; Chủ tịch Hội Lữ hành G7 Trương Đức Hải.

Dự tọa đàm còn có lãnh đạo huyện Quản Bạ; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở VHTTDL Hà Giang; lãnh đạo gần 40 công ty du lịch là thành viên Hội Lữ hành G7 tới từ: TP.HCM, Hà Nội, Đồng Tháp, Bến Tre, Kiên Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng..., thành viên đoàn khảo sát; đại diện các cơ quan truyền thông báo chí trung ương, địa phương; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch tại Hà Giang.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 2
Các đại biểu tham dự tọa đàm “Văn hoá, sức mạnh nội sinh gắn với phát triển du lịch bền vững”

Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang là điểm đến an toàn, hấp dẫn, đặc sắc

Phát biểu tại Toạ đàm, ông Nguyễn Hồng Hải cho biết: “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 đã đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, chuyên nghiệp, mang thương hiệu riêng của Hà Giang”.

Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là nâng cấp sản phẩm du lịch hiện có như: du lịch cộng đồng, văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, mạo hiểm và phát triển sản phẩm du lịch mới như: thương mại, biên giới; mạo hiểm với loại hình thể thao khinh khí cầu, cáp treo, dù lượn, đua thuyền, cưỡi ngựa…

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 3
Lãnh đạo Sở VHTTDL Hà Giang và lãnh đạo HHDL tỉnh Hà Giang trao quà lưu niệm cho lãnh đạo Hội Lữ hành G7

Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Phát triển sản phẩm du lịch gắn với 3 không gian du lịch dựa trên giá trị văn hóa của 19 dân tộc và các giá trị di tích, di sản, danh thắng.

Trong đó, tập trung ưu tiên cho khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn và Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì; Phát triển sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị; Khai thác văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc Hà Giang thành sản phẩm du lịch độc đáo gắn với du lịch cộng đồng.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 4
Lãnh đạo Hội Lữ hành G7 trao quà lưu niệm cho lãnh đạo Sở VHTTDL Hà Giang và lãnh đạo HHDL tỉnh Hà Giang

 Tại Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1339/QĐ-TTg ngày 13.11.2023 cũng đã xác định xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang là điểm đến an toàn, hấp dẫn, đặc sắc.

Theo Quy hoạch, phạm vi lập Quy hoạch tỉnh Hà Giang là toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính tỉnh Hà Giang với diện tích tự nhiên là 7.927,55 km2. Trong đó đặt mục tiêu đến năm 2050, Hà Giang là tỉnh phát triển trung bình khá của cả nước, theo hướng xanh, bản sắc, bền vững và toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8%/năm.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 5
Ruộng bậc thang tuyệt đẹp mùa lúa chín xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Hà Giang là tỉnh phát triển khá, toàn diện và bền vững trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; kinh tế phát triển xanh, năng động, nhanh và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ; đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Tầm nhìn phát triển đến năm 2050, phấn đấu xây dựng tỉnh Hà Giang là tỉnh phát triển trung bình khá của cả nước, theo hướng xanh, bản sắc, bền vững và toàn diện; giữ vị trí quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ về phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới, du lịch và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 6
Làng mái rêu Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên

Quy hoạch đưa ra định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phát, phát triển du lịch bản sắc, đẳng cấp; phát triển kinh tế nông nghiệp đặc trưng, giá trị gia tăng cao theo chuỗi giá trị; nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế cửa khẩu.

Tỉnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, xanh và bền vững. Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang là điểm đến an toàn, hấp dẫn, đặc sắc. Xây dựng Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành khu du lịch quốc gia; thành phố Hà Giang trở thành thành phố du lịch, trung tâm kết nối du lịch của tỉnh.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 7
Du lịch ở Hà Giang đã sẵn sàng đón khách trở lại

Hà Giang sẵn sàng đón khách trở lại

Tại cuộc Tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Hải cũng thông tin, trong suốt những ngày qua, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Giang đã nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Các điểm du lịch của Hà Giang đã sẵn sàng đón khách trở lại, giao thông thông suốt. Khách du lịch hoàn toàn có thể yên tâm đi du lịch Hà Giang.

Hiện nay, tour du lịch đi thuyền trên sông Nho Quế đang là sản phẩm du lịch hấp dẫn, được nhiều du khách nước ngoài lựa chọn. Trên khắp các nẻo đường của Cao nguyên đá Đồng Văn, những đoàn khách nối đuôi nhau đi xe máy khám phá các điểm đến là sự minh chứng rõ nét nhất của du lịch Hà Giang sau bão lũ.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 8
Giá các sản phẩm, dịch vụ du lịch ở Hà Giang sẽ giảm từ 10- 30% để kích cầu, thu hút khách

Mọi năm, tháng 10 đang là chính vụ mùa hoa tam giác mạch, mùa thu hút đông khách nhất của Hà Giang. Tuy nhiên, năm nay do thời tiết mưa nhiều, hoa được trồng muộn hơn so với các năm trước. Hà Giang vẫn đang tích cực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón khách du lịch trở lại vào cuối năm 2024 cũng như các năm tiếp theo.

Tỉnh đang xây dựng chiến dịch kích cầu thu hút khách du lịch sau thiên tai, đồng thời mong muốn các công ty du lịch Hội lữ hành G7, đại diện các cơ quan báo chí tham gia đoàn khảo sát lần này tích cực truyền thông; kết nối, đưa khách tới Hà Giang.

Sở VHTTDL Hà Giang cũng giao Trung tâm Xúc tiến du lịch Hà Giang là cơ quan thường trực thông tin về du lịch Hà Giang tới du khách nhằm xua tan nỗi ám ảnh thiên tai. Khẳng định Hà Giang đã rất sẵn sàng đón khách trở lại.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 9
Rất đông khách du lịch quốc tế tới Hà Giang thời điểm này

Báo cáo hoạt động của đoàn khảo sát, Chủ tịch Hội Lữ hành G7 Trương Đức Hải, Trưởng đoàn khảo sát cho biết: “Chương trình khảo sát này đã được chúng tôi chuẩn bị từ rất lâu nhằm khảo sát, đánh giá lại các tuyến, điểm du lịch của Hà Giang để xây dựng các sản phẩm du lịch mới, kết nối doanh nghiệp các vùng miền đưa khách tới Hà Giang”.

Ông Trương Đức Hải chia sẻ: “Trong chương trình, chúng tôi kết hợp trao quà cho một số gia đình ở 4 địa phương của Hà Giang vừa rồi bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt và những hộ gia đình khó khăn ở các điểm du lịch. Việc này, thể hiện sự chân tình với bà con Hà Giang vừa chịu những thiệt hại bởi thiên tai cũng như trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thành viên của Hội Lữ hành G7”.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 10
Trong khuôn khổ chuyến khảo sát, đoàn đã đến xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang tặng quà cho 10 gia đình bị ảnh hưởng nặng nề do sạt lở đất ngày 29.9.2024; trao quà cho bà con vùng cao thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên; trao quà cho các hộ nghèo xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn; trao quà cho điểm trường Bản Chuối thuộc trường mầm non xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc

Tham gia đoàn khảo sát, ông Võ Tiến Thành, Phó chủ tịch Hội Lữ hành G7, Phó chủ tịch HHDL Đồng Tháp cho biết: “Lâu rồi tôi không trở lại Hà Giang, tôi rất mong muốn được trở lại vùng đất này. Trước hết là muốn chia sẻ với bà con miền Bắc do ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt. Trong hành trình chúng tôi đi, hệ thống giao thông rất thông suốt. Các hoạt động du lịch ở Hà Giang đã hết sức bình thường. Nhiều điểm du lịch phát triển rất tốt”.

Theo ông Thành, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá- lịch sử- tâm linh, du lịch cộng đồng… của Hà Giang đang phát triển rất tốt. Hà Giang có nhiều điểm đẹp, nhiều tour du lịch hấp dẫn, đặc sắc, thể hiện những nét thiên nhiên hùng vĩ, sự hào hùng của mảnh đất vùng cực Bắc: Cao điểm 468, Nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên, Cột cờ Lũng Cú, di tích nhà Vương, cổng trời Quản Bạ, đi thuyền trên sông Nho Quế… đều đang thu hút rất nhiều du khách.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 11
Đoàn khảo sát dịch vụ trên sông Nho Quế

Ông Thành cũng góp ý ở các điểm du lịch nên sử dụng chất liệu thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, cần xác định thị trường khách mục tiêu để xây dựng sản phẩm du lịch và điểm đến phù hợp với thị trường đó. Ông Thành cũng mong muốn du lịch Hà Giang và Đồng Tháp có sự gắn kết chặt chẽ hơn để tăng cường trao đổi khách, mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch 2 miền.

Giám đốc ETC Travel (Hà Nội) Võ Hoài Nam dưới góc độ của doanh nghiệp mong muốn: “Các tour du lịch của Hà Giang có thể đi được xe 45 chỗ để tổ chức các đoàn khách lớn. Hà Giang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ, có thêm các điểm ngắm để khách có những hình ảnh đẹp nhất khi tới Hà Giang. Cần có thêm các hướng dẫn viên hiểu biết về Hà Giang, có thể truyền tải vẻ đẹp, sự thân thiện, an toàn của điểm đến Hà Giang”.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 12
Đoàn khảo sát dịch vụ trên sông Nho Quế

Phó chủ tịch thường trực Hội Lữ hành G7, Giám đốc Công ty du lịch Hương Nam Việt Lê Văn Dũ thẳng thắn cho rằng, sản phẩm du lịch Hà Giang cần quảng bá nhiều hơn sản phẩm du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp và phát huy các lợi thế về tự nhiên, văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 13
Chương trình khảo sát và tọa đàm “Văn hóa, sức mạnh nội sinh gắn với phát triển du lịch bền vững” diễn ra từ ngày 6- 9.10, do Hội Lữ hành G7 phối hợp với Trung tâm Xúc tiến du lịch Hà Giang (Sở VHTTDL Hà Giang) tổ chức

Ông Dũ cũng gợi ý, chợ phiên ở Hà Giang là sản phẩm du lịch rất đặc biệt, không phải nơi nào cũng có được. Trước khi tới Hà Giang nhiều khách không biết, thậm chí, các công ty du lịch cũng có rất ít thông tin về các phiên chợ và nét văn hóa đặc sắc của các miền đất ở Hà Giang.

Vì thế, theo ông Lê Văn Dũ, Hà Giang cần cung cấp thông tin một cách hệ thống về tiềm năng văn hóa, thiên nhiên và các lợi thế khác để cung cấp cho khách. Bên cạnh đó, nên bảo tồn, phát huy giá trị các làng nghề truyền thống, thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để đem lại lợi ích cho cộng đồng.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 14
Năm 2024, Hà Giang được Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới tôn vinh là Điểm đến văn hoá khu vực hàng đầu châu Á

Ông Lê Văn Dũ cũng nhấn mạnh việc Hà Giang cần có nhiều hơn các cơ chế, chính sách cởi mở để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, cần đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, tạo điều kiện đi lại, di chuyển thuận lợi nhất cho du khách.

Ông Lại Quốc Tĩnh cho biết: “Giao thông đáp ứng đi lại, Hà Giang đã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của du khách sau bão lũ. Cảnh quan hùng vĩ, văn hoá độc đáo, nơi cộng đồng 19 dân tộc đang sinh sống đã tạo nên sức hút mạnh mẽ tới du khách. Từ góc độ doanh nghiệp du lịch, những người làm du lịch của Hà Giang cam kết sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực. Đồng thời, chúng tôi sẽ hạ giá thành sản phẩm (từ 10-30% tuỳ dịch vụ), giữ nguyên chất lượng để kích cầu, thu hút khách du lịch”.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 15
Phố cổ Đồng Văn

“Chúng tôi luôn luôn bảo tồn văn hoá, phát huy sức mạnh văn hoá để gắn với phát triển du lịch bền vững. Cộng đồng doanh nghiệp du lịch Hà Giang sẽ kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp lữ hành cả nước để đưa khách tới Hà Giang”, ông Lại Quốc Tĩnh chia sẻ.

Bà Triệu Thị Tình, Phó giám đốc Sở VHTTDL Hà Giang nhấn mạnh: “Chúng tôi lấy văn hoá làm gốc để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn văn hoá và có nhiều giải pháp để cân bằng giữa bảo tồn văn hoá và phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, cam kết có những chính sách, cũng như sự liên kết, hợp tác thường xuyên với các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan truyền thông để thu hút khách du lịch, đẩy mạnh công tác truyền thông về điểm đến Hà Giang”.

Khép lại chương trình Tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Hải cho biết: “Thời gian tới, Sở VHTTDL Hà Giang sẽ tham mưu lãnh đạo tỉnh tiếp tục có những giải pháp, chính sách để đầu tư cơ sở hạ tầng; bảo tồn văn hoá gắn với phát triển du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, đặc trưng; nâng cao tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách; đào tạo nguồn nhân lực; liên kết vùng; truyền thông quảng bá du lịch; thường xuyên kết nối với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành để thu hút khách tới Hà Giang”.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 16
Khách du lịch với người dân bản địa tại khu vực dốc Thẩm Mã

Phát huy danh hiệu Điểm đến văn hoá khu vực hàng đầu châu Á năm 2024

Năm 2024, Hà Giang được Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới tôn vinh là Điểm đến văn hoá khu vực hàng đầu châu Á. Trước đó, năm 2023 tỉnh này được bình chọn là Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á. Đây là những hạng mục quan trọng trong hệ thống các giải thưởng của WTA, tập trung đánh giá các tiêu chí liên quan như: bảo tồn văn hóa và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái tự nhiên.

Trong suốt thời gian dài, Hà Giang đã tích cực phát huy những thuận lợi đặc thù về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch nổi bật với giá trị của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn và những thương hiệu nói trên để quảng bá hình ảnh điểm đến.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 17
Không gian bình yên ở phố cổ Đồng Văn

Ngoài cảnh quan hùng vĩ, giá trị đặc sắc về địa chất, địa hình, thời tiết khí hậu quanh năm ôn hòa, mát mẻ, trong khu vực Công viên, nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc. Tỉnh Hà Giang cũng dành nhiều sự quan tâm đầu tư và triển khai công tác bảo tồn, phát huy, khai thác một cách bài bản, khoa học.

Giải thưởng lần này là sự ghi nhận những nỗ lực của tỉnh trong việc xây dựng hình ảnh, phát triển du lịch một cách đúng hướng, trọng tâm, bền vững của tỉnh Hà Giang. Đồng thời là động lực để tỉnh tiếp tục tăng cường các giải pháp thực hiện đồng bộ, phát huy danh hiệu, thành quả đạt được, nâng tầm, khẳng định vị trí của địa phương trên bản đồ du lịch khu vực và quốc tế trong thời gian tới.

Hà Giang đang xây dựng Đề án “Định vị và xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang trong giai đoạn mới” nhằm phát huy các giá trị văn hóa, tiềm năng tự nhiên trong phát triển du lịch, giúp Hà Giang in đậm dấu ấn trên bản đồ du lịch quốc gia, khu vực và quốc tế; đem lại cho du khách những trải nghiệm, giá trị mới.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang - ảnh 18
Đoàn khảo sát tại Cổng trời Quản Bạ

Chương trình khảo sát và tọa đàm “Văn hóa, sức mạnh nội sinh gắn với phát triển du lịch bền vững” diễn ra từ ngày 6- 9.10, do Hội Lữ hành G7 phối hợp với Trung tâm Xúc tiến du lịch Hà Giang (Sở VHTTDL Hà Giang) tổ chức.

Trong chương trình, đoàn đã tới dâng hương tại Cao điểm 468, Nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên; thăm thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến đang mùa lúa chín  (huyện Vị Xuyên); khảo sát các tuyến, điểm trên cao nguyên đá Đồng Văn: Cổng trời Quản Bạ, cột cờ Lũng Cú, di tích nhà Vương (Đồng Văn); đi thuyền trên sông Nho Quế; khảo sát dịch vụ tại Khu nghỉ dưỡng H’mong Village (thôn Tráng Kìm, xã Đông Hà, huyện Quản Bạ).