【kqbd duc 1】Khó khăn của doanh nghiệp bất động sản 70% liên quan đến pháp lý

作者:World Cup 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:07:19 评论数:
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. 	Ảnh: T.D
Thị trường bất động sản đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Ảnh: T.D

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, năm 2022 “là năm mà tính chất khó khăn ở mức khắc nghiệt nhất” đối với doanh nghiệp bất động sản, dù bất động sản là ngành quan trọng bậc nhất trong 21 nhóm ngành của nền kinh tế. Trong đó, khó khăn liên quan đến pháp lý chiếm tỉ lệ đến 70%.

Chủ tịch HoREA dẫn chứng nếu năm 2017, thị trường bất động sản có 42.991 sản phẩm được tung ra thì đến năm 2022 giảm còn hơn 12.100 sản phẩm. Đáng chú ý, tốc độ giảm quy mô trong lĩnh vực bất động sản tăng dần theo từng năm. Nguyên nhân là do những vướng mắc pháp lý dẫn đến thiếu dự án trên thị trường.

Ngoài ra, theo ông Châu, thị trường hiện nay hầu như không có căn hộ nhà ở xã hội, trong khi nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đang thực hiện chính sách giảm giá bán nhà, chiết khấu sâu trên dưới 50% dẫn đến giá bán căn hộ tại một số dự án chỉ còn khoảng 2 tỉ đồng/căn nhưng người mua nhà chưa vay được tín dụng với lãi suất hợp lý.

Trong khi gói tín dụng 40.000 tỉ đồng hỗ trợ giảm 2%/năm lãi suất vay đến hết tháng 10-2022 mới chỉ giải ngân được khoảng 21.000 tỉ đồng chỉ đạt 52,5%, có khả năng bị "ế" mà nếu không sử dụng hết thì lãng phí nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách.

Theo nghiên cứu của Savills Việt Nam, chính sách về tín dụng được siết chặt khiến những quy trình hành chính để các dự án được thông qua và phát triển cũng chậm lại. Nguồn tiền hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng giảm đáng kể, khiến chủ đầu tư cũng như khách hàng gặp khó khăn để có một dòng tài chính trong việc mua hay phát triển nhà ở.

Phó Giám đốc nghiên cứu Savills Việt Nam Võ Thị Khánh Trang cho biết, với những dự án ở mức tầm trung, lượng khách cần hỗ trợ từ ngân hàng khoảng 50 - 80% giá trị căn hộ. Điều này cho thấy một số khách hàng gặp khó khăn khi không có đòn bẩy tài chính. Ghi nhận trong các dự án đang mở bán, tồn tại một số trường hợp người mua trả hàng vì họ không thể thực hiện được quy trình vay vốn ngân hàng theo tiến độ.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Lê Thành cho biết, mặc dù nhà ở xã hội là lĩnh vực bất động sản được khuyến khích đầu tư nhưng doanh nghiệp vẫn không dễ triển khai dự án. Dù Chính phủ đã chỉ đạo tập trung tháo gỡ cho thị trường bất động sản cũng như có chủ trương phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trong vài năm tới nhưng chính sách hỗ trợ chưa đến được doanh nghiệp.

Hoặc dù có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhưng để được hỗ trợ là một con đường rất dài. Thực tế, nếu làm nhà ở xã hội với lợi nhuận khoảng 10%, thời gian triển khai kéo dài đến 5 năm thì lợi nhuận mỗi năm chỉ 2%. Với lại nhuận rất thấp nếu doanh nghiệp không có nhiều tâm huyết chắc sẽ không làm. Chưa kể, doanh nghiệp làm rồi lại bị thanh tra, kiểm tra liên tục”, ông Lê Hữu Nghĩa bày tỏ.

Một thực tế khác được ông Nghĩa phản ánh là chính sách đang chỉ tập trung hỗ trợ người mua mà không hỗ trợ doanh nghiệp, trong khi nếu không có doanh nghiệp đầu tư xây dựng thì sẽ không có dự án. Ngân hàng thương mại hiện chỉ hỗ trợ lãi suất, vốn ưu đãi cho người vay mua nhà ở xã hội mà không có nguồn tiền nào để doanh nghiệp vay đầu tư nhà ở xã hội nên không khuyến khích được doanh nghiệp và nguồn cung sẽ thiếu. Trong khi đó, doanh nghiệp đang phải vay vốn đầu tư nhà ở xã hội với lãi suất 14%/năm và với mức này thì không thể kéo giá nhà ở xã hội giảm.

Trước bối cảnh đó, HoREA cho rằng những vướng mắc về pháp lý cần phải tháo gỡ tiêu biểu Nghị quyết 16 của Trung ương, với mục tiêu ghi rõ là đến hết năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật liên quan để đồng bộ. Ví dụ, Luật Đầu tư chỉ ghi phù hợp quy hoạch đô thị nhưng Nghị quyết 21 hướng dẫn luật thì lại hiểu là quy hoạch đô thị phải phù hợp quy hoạch chi tiết 1/500, hay 1/2000. Từ đó gây khó cho chủ trương xin dự án chứ không phải "tự động" được duyệt theo quy định của Luật.

Đồng thời, HoREA kiến nghị cho phép doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn và được vay vốn tín dụng mới nếu có tài sản bảo đảm với lãi suất vay hợp lý.

Theo ông Lê Hoàng Châu, những giải pháp trên giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn có tính sống còn trong năm 2023, đồng thời giúp người mua nhà được vay vốn tín dụng để hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, phát triển theo hướng an toàn, bền vững. Điều này cũng có lợi cho sự phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững của cả hệ thống tín dụng.

最近更新