Hàng Trung Quốc “núp bóng” hàng Việt xuất Mỹ, 3 Bộ cùng lo ngại Xuất khẩu gỗ: "Lội ngược dòng” ngoạn mục Xuất khẩu lâm sản tự tin đạt 11 tỷ USD 11 tỷ USD là con số "trong tầm tay" của xuất khẩu lâm sản năm 2019. Ảnh: N.Thanh. Nắm tốt cơ hội thúc xuất khẩu vào Mỹ
Báo cáo mới nhất từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy: 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 6,66 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc duy trì vị trí 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm với 80,2% tổng giá trị xuất khẩu.
Các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh là Ả Rập xê út (tăng 46,9%), Mỹ (tăng 32,8%), Đài Loan (tăng 27,9%), Nhật Bản (tăng 18,3%) và Đức (tăng 14,5%).
Vì sao trong khi xuất khẩu các nhóm ngành hàng nông sản và thủy sản đều ghi nhận “đi lùi” trong 8 tháng đầu năm, riêng ngành lâm sản lại “ngược dòng” tăng trưởng mạnh? Theo lý giải của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thì, đó là bởi Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Cải cách kinh tế Indonesia, trong tháng 4/2018, thị phần đồ gỗ nội, ngoại thất của Trung Quốc tại thị trường Mỹ là 48%, trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm 7,4% và Indonesia là 1,63%.
Trước khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung “leo thang”, tính đến tháng 4/2019, thị phần của Trung Quốc giảm 2%, xuống còn 46%, trong khi đó, thị phần của Việt Nam tăng thêm 3,1% lên mức 10,5% và của Indonesia chỉ tăng 0,02%, lên mức 1,65%.
Ngoài câu chuyện liên quan đến thị trường Mỹ, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản còn dẫn ra trường hợp xuất khẩu gỗ sang EU. Theo đó, Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ nội, ngoại thất tại EU nhờ mẫu mã và chất lượng liên tục được cải thiện.
Theo báo cáo thị trường gỗ nhiệt đới tháng 7/2019, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ nội, ngoại thất tại thị trường EU. Danh tiếng của đồ gỗ từ Việt Nam cũng dần được nâng cao do các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cung cấp các đơn hàng số lượng lớn ở phân khúc tầm trung.
Các nhà nhập khẩu EU đánh giá cao việc cải tiến về công nghệ đối với các sản phẩm gỗ của Việt Nam. Những cải tiến này vượt trội so với các quốc gia châu Á khác và ngày càng có khả năng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn cao của thị trường EU.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU được dự báo có triển vọng tốt nhờ những thuận lợi mà việc thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và EU (VPA/FLEGT) cũng như tiềm năng mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mang lại.
Nỗ lực nâng chất lượng, hạ giá thành
Trong năm nay, toàn ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD. Với kết quả hiện đang đạt được, con số này hoàn toàn khả thi. Thậm chí, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường còn tự tin cho rằng: Năm nay, lâm sản là ngành hàng quan trọng góp phần “cứu cánh” cho tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp.
Để tiếp tục duy trì kim ngạch xuất khẩu gỗ, một số chuyên gia nhận định, thời gian tới, cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần lưu ý: Khi xuất khẩu gỗ sang EU, cho đến khi bắt đầu cấp phép FLEGT theo Hiệp định VPA/FLEGT, gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam sẽ tiếp tục phải thực hiện trách nhiệm giải trình về truy xuất nguồn gốc theo quy định của Quy chế gỗ của EU (EUTR). Do đó, cần đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống đảm bảo nguồn gốc xuất xứ gỗ và cấp chứng chỉ FLEGT cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Với thị trường Mỹ, nhằm giảm thiểu những rủi ro mới phát sinh trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung, các cơ quan chức năng cần phối hợp với địa phương rà soát tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI; các dòng sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ cũng như từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Quy trình cấp phép chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cũng cần phải được kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận chỉ cấp cho các doanh nghiệp và sản phẩm có đủ điều kiện.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, các doanh nghiệp cần quan tâm chú trọng đầu tư, áp dụng tự động hóa trong sản xuất, áp dụng công nghệ quản lý mới, nâng cao chất lượng, tay nghề công nhân để giảm giá thành, tăng năng suất lao động để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và bắt kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường EU.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải tăng cường hợp tác, tạo lập và hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất nguyên liệu đến xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng thông qua việc tập trung nguồn lực thực hiện chuyên môn hóa, giảm chi phí giao dịch và chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Ông Nguyễn Quốc Trị-Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh: Trong thời gian tới, ngành sẽ tập trung triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết thành công giữa doanh nghiệp chế biến gỗ và hộ gia đình trồng rừng để vừa đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp trong nước, vừa tăng giá trị gia tăng, giảm chi phí giá thành cho sản phẩm qua đó nâng cao tính cạnh tranh cho gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam…
顶: 88踩: 559388 tháng đầu năm nay, lũy kế nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu đạt 1,67 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 7 tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 21,1% thị phần. Các thị trường có giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng mạnh là: Italy (tăng 84,5%), Lào (tăng 64%) và Pháp (tăng 38,1%). Ngược lại, thị trường có giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm mạnh nhất là Campuchia (giảm 60,6%).
【xhbd duc】Thắng lớn tại Mỹ và EU, xuất khẩu gỗ đều đều tăng trưởng
人参与 | 时间:2025-01-10 22:54:39
相关文章
- Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước
- Hàng trăm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp Pháp dành cho người Việt
- Giảm thuế giá trị gia tăng giúp bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng
- Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- Số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn 898,582 tỷ đồng
- Quảng Ngãi ấn định thời hạn, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
- Đề xuất thay đổi mức trích nộp phí cung cấp thông tin doanh nghiệp
- Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bá Cảnh
评论专区