设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > La liga > 【tỷ lệ kèo hôm qua】Kìm đà tăng giá dịp Tết Nhâm Dần 正文

【tỷ lệ kèo hôm qua】Kìm đà tăng giá dịp Tết Nhâm Dần

来源:Empire777 编辑:La liga 时间:2025-01-10 01:07:19

Chuẩn bị nguồn cung đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết

TheìmđàtănggiádịpTếtNhâmDầtỷ lệ kèo hôm quao quy luật, thời điểm dịp Tết Nguyên đán, một số mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hoa quả, bánh kẹo, đồ lễ đều nhích nhẹ do nhu cầu mua sắm tăng cao.

Kìm đà tăng giá dịp Tết Nhâm Dần

Giá thịt lợn thời điểm này đã tăng nhẹ, cả giá lợn hơi và giá bán lẻ tại chợ dân sinh cũng như trong siêu thị, ở mức trên dưới 50.000 đồng/kg. Tại hệ thống cửa hàng VinMart xuất hiện điều chỉnh tăng 20.000 đồng/kg đối với chân giò rút xương và tăng 30.000 đồng/kg đối với thịt đùi lợn. Mức giá đang bán dao động trong khoảng 129.900 - 189.900 đồng/kg.

Đến thời điểm này, do nhu cầu mua sắm Tết chưa nhiều nên cơ bản giá cả thị trường ổn định. Giá rau xanh tại khu vực miền Bắc (không có biến động lớn) do đang vào mùa, thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào.

Tại Hà Nội, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Dần 2022 đạt khoảng 39.000 tỷ đồng, tương đương với kế hoạch phục vụ Tết năm 2021. Sở Công thương Hà Nội đã lên kế hoạch phục vụ Tết nhằm bảo đảm sản xuất, lưu thông, cân đối cung cầu, bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu gắn với việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Theo dự báo của Sở Công thương, tổng giá trị hàng Tết sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của khoảng 10,33 triệu người tại Hà Nội.

Tại TP. Hồ Chí Minh, thành phố thực hiện chương trình bình ổn thị trường, các doanh nghiệp chuẩn bị số lượng hàng khá lớn, lên đến 19.881 tỷ đồng, trong đó hàng bình ổn là 7.221 tỷ đồng. Với các mặt hàng thiết yếu chiếm tỷ lệ dự trữ từ 20 - 54% thị phần, thành phố đảm bảo sẽ cung ứng đầy đủ, kịp thời chi phối, bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết.

Các bộ, ngành chủ động vào cuộc

Theo sát diễn biến cung cầu,
công khai thông tin về giá

Để bình ổn giá cả thị trường, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường, nhất là dịp Tết Nguyên đán năm 2022. Đồng thời, Bộ Tài chính yêu cầu đẩy mạnh thực hiện công tác kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động có kế hoạch hoặc lồng ghép vào các kế hoạch nhiệm vụ chuyên môn để tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Các chuyên gia dự đoán, sức mua dịp Tết Nguyên đán sẽ không tăng so với cùng kỳ năm trước và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu như: Gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, xăng dầu... Hiện nguồn cung các mặt hàng khá dồi dào. Hầu hết các doanh nghiệp, tổng công ty đều cam kết thực hiện cung ứng đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, hoặc hàng hóa bị gián đoạn.

Tại các tỉnh phía Nam, mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trong thời gian dài nhưng nguồn hàng thiết yếu phục vụ Tết cũng đã được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuẩn bị tương đối tốt. Dự kiến, sức mua của người dân bị ảnh hưởng sau dịch bệnh nên lượng hàng chuẩn bị dự trữ tăng ít (khoảng 2-3%), có mặt hàng không tăng so với năm trước. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung dự trữ nhóm hàng thiết yếu. Căn cứ diễn biến cung cầu hàng hóa trên thị trường hằng ngày, các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm lượng hàng nhập, đáp ứng yêu cầu mua sắm của người dân và hạn chế chi phí hủy hàng tươi sống do cung vượt cầu.

Để góp phần bảo đảm nguồn cung hàng hóa, ổn định thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các bộ, ngành chủ động phối hợp, đặc biệt tăng cường theo sát diễn biến giá cả các mặt hàng do bộ, ngành mình quản lý. Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bám sát tình hình cung-cầu một số sản phẩm nông nghiệp thiết yếu, tình hình chăn nuôi gia súc và rau, củ quả nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân.

Bên cạnh đó, ngành Công thương khuyến khích các doanh nghiệp tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, thực hiện việc giảm giá bán theo mức giảm của các nhà cung cấp và theo thị trường, bảo đảm cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý...

Bộ Công thương cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính tham mưu điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá (trong đó có mặt hàng xăng dầu nhằm góp phần kiểm soát lạm phát chung theo mục tiêu của Chính phủ). Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh đang có chiều hướng phức tạp tại một số địa phương, cần chủ động xử lý các khó khăn trong lưu thông, phân phối hàng hóa, bảo đảm không đứt gẫy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu. Đồng thời, các bộ, ngành cần phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch.

Tránh giá cả tăng cao để “mọi gia đình Việt đều có Tết”

Về phía Bộ Tài chính, ngay từ đầu năm 2022 áp lực lạm phát được đánh giá là rất lớn; nhất là khi Tết Nguyên đán Nhâm Dần diễn ra sớm nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 và tháng 2 có thể ở mức cao theo quy luật khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao thời điểm cận Tết. Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BTC về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, chỉ đạo toàn ngành tăng cường quản lý điều hành giá ngay từ những tháng đầu năm để tạo đà cho cả năm 2022.

Đồng thời, trong vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong năm 2022 để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới sau đại dịch.

Theo một số chuyên gia kinh tế, đối với điều hành giá cả năm 2022, áp lực quý I là khó nhưng không nhiều. Có ý kiến đề nghị cần tăng cường quản lý giá cả quý I/2022 khi 2 Tết Dương lịch và Âm lịch rơi vào thời điểm này. Cơ quan chuyên môn không nên chủ quan trong điều hành giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, trong đó có mặt hàng xăng dầu là đầu vào của nền kinh tế và giá lương thực, thực phẩm…

Đối với thị trường Tết Nhâm Dần, theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú dự đoán, người tiêu dùng mua sớm hơn, nhanh hơn và gọn gàng tiết kiệm hơn. Ông đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và việc bán đúng giá niêm yết đối với nhiều mặt hàng thiết yếu, như: giá lương thực, thực phẩm, hoa quả, các mặt hàng thờ cúng, dịch vụ vận tải, đặc biệt là trong thời điểm Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, phục vụ cho tiêu dùng đợt Tết Nhâm Dần đòi hỏi cần nhiều cố gắng hơn so với những cái tết bình thường khác. Các địa phương trong cả nước cần xây dựng 1 kế hoạch phục vụ chu đáo, khoa học, trong đó, kiểm soát giá cả thị trường, tránh giá cả tăng cao, ảnh hưởng tới đời sống của người dân, “để mọi gia đình Việt Nam đều có Tết”.

热门文章

0.0993s , 7650.0234375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【tỷ lệ kèo hôm qua】Kìm đà tăng giá dịp Tết Nhâm Dần,Empire777  

sitemap

Top