【kết quả west brom】Có luật PPP, BOT liệu có công khai, minh bạch hơn?
时间:2025-01-11 04:01:50 出处:Cúp C2阅读(143)
Đây là một loạt những câu hỏi được Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu ra tại phiên thảo luận chiều 16/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Đã huy động hơn 1,óluậtPPPBOTliệucócôngkhaiminhbạchhơkết quả west brom6 triệu tỷ đồng vốn qua hình thức PPP
Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến 31/1/2019 có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng (trong đó, 140 dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, 188 dự án áp dụng loại hợp đồng BT và 8 dự án áp dụng các loại hợp đồng khác). Thông qua đó, nền kinh tế đã huy động được khoảng 1.609.295 tỷ đồng vào đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia.
Bên cạnh các kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy việc triển khai còn một số tồn tại, bất cập. Hầu hết các dự án được thực hiện kiểm toán đều áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà đầu tư, tiềm ẩn rủi ro lãng phí, thất thoát và chọn nhà đầu tư không có đủ năng lực thực hiện dự án.
Công tác công bố dự án, danh mục dự án chưa được thực hiện nghiêm túc, công khai. Công tác giám sát trong quá trình thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo. Bất cập về mức phí, vị trí đặt trạm thu phí, thời gian thu phí.
Cơ chế giám sát đặc biệt là các cơ chế giám sát doanh thu của nhà đầu tư, chế tài xử lý vi phạm của nhà đầu tư cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn thiếu, chưa chặt chẽ. Quy định về vai trò, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư còn thiếu, cụ thể về cơ chế chính sách chia sẻ rủi ro, giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia thực hiện dự án….
Trong khi đó, các dự án BT thanh toán bằng quỹ đất cũng đã bộc lộ nhiều bất cập tương tự như các dự án BOT giao thông được nêu trên về công tác công bố dự án, chủ yếu áp dụng chỉ định thầu, bất cập trong công tác giám sát... Bên cạnh đó, công tác xác định giá trị quỹ đất để thanh toán còn nhiều hạn chế, dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa giá trị công trình BT và giá trị quỹ đất thanh toán, gây bức xúc trong xã hội.
"Để khắc phục các tồn tại nêu trên, chính sách pháp luật về PPP phải được hoàn thiện, nâng cấp hơn nữa. Việc ban hành một đạo luật riêng để đảm bảo tính đặc thù của đầu tư PPP, tránh tình trạng "vay mượn" quy định của các pháp luật khác trong quá trình áp dụng, là cần thiết, đồng thời tạo khung pháp lý ổn định cho các hợp đồng PPP dài hạn, nhiều rủi ro, đầu tư quy mô lớn", báo cáo của Chính phủ cho biết.
Quy định chặt chẽ để tránh bảo đảm tràn lan cho dự án PPP
Qua thảo luận, các thành viên UBTVQH và cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành luật. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng còn nhiều vấn đề chưa rõ trong dự thảo luật như: khái niệm về đối tác công tư, phạm vi, lĩnh vực, quy mô của hình thức đầu tư này…
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, đây là một đạo luật quan trọng về một chính sách kinh tế lớn, có ảnh hưởng rộng đến hoạt động kinh tế - xã hội. Đã là chính sách kinh tế thì phải rõ ràng, minh bạch và công khai. Tuy nhiên, dự thảo luật còn đến 12 điều quan trọng giao Chính phủ hướng dẫn, cùng với nhiều nội dung có "quy định quét", chưa được nêu cụ thể trong luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, để dự án luật thuyết phục thì Chính phủ phải nêu rõ được những hạn chế lớn nhất của hình thức PPP thời gian qua là gì, tương ứng với đó thì luật này khắc phục được như thế nào?
"Chẳng hạn về BOT, yêu cầu là phải công khai minh bạch, khắc phục tham nhũng, thì quy định nào khắc phục được? Tại sao phương thức này tập trung chủ yếu ở dự án giao thông mà không ở loại hình khác, vấn đề ở đây là gì? Tại sao nhà đầu tư thì kêu lỗ, người dân kêu thu phí bất hợp lý, còn ngân hàng lại như là con tin của dự án? Nghị quyết của Đảng yêu cầu làm BOT phù hợp thông lệ quốc tế, vậy các nước làm BOT có rơi vào tình trạng này không? Vì sao loại hình BT được cho là làm nóng vội, tràn lan, các nước không dùng nữa mà ta vẫn làm…" - đây là một loạt các câu hỏi mà bà Lê Thị Nga cho rằng cần phải làm rõ khi xây dựng dự án Luật PPP.
Liên quan đến những nội dung cụ thể trong dự thảo, cơ quan thẩm tra cho rằng còn nhiều vấn đề cần được làm rõ như nguồn vốn thực hiện dự án, bảo đảm của Chính phủ, cơ chế chia sẻ rủi ro....
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, việc xây dựng cơ chế bảo đảm của Chính phủ đối với các dự án PPP quan trọng là cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần bổ sung một số quy định mang tính nguyên tắc như quy định cụ thể về điều kiện, phạm vi, trường hợp áp dụng các cơ chế bảo đảm; đồng thời xây dựng cơ chế đánh giá, theo dõi và quản lý các nghĩa vụ nợ dự phòng, rủi ro tài khóa tiềm ẩn từ các dự án PPP... Đồng thời, cần phải xác định được nguồn để xử lý các rủi ro liên quan đến bảo đảm của Chính phủ ngay tại dự thảo luật.
Về cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu, Ủy ban Kinh tế cho rằng việc cấp bảo lãnh của Chính phủ đối với các dự án này sẽ không phù hợp với quy định tại Luật Quản lý nợ công và có thể tạo tâm lý trông chờ từ nhà đầu tư. Do đó, cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa hai bên là giải pháp có thể xem xét áp dụng nhằm hài hòa lợi ích của các bên, cũng như nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên.
Để xử lý các rủi ro liên quan đến cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu ngay tại dự thảo luật, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, quy định cụ thể hơn về cơ chế chia sẻ rủi ro, cũng như quy định rõ hơn về cơ chế áp dụng đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền./.
H.Y
上一篇: 1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
下一篇: Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
猜你喜欢
- Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- Thu giữ hàng trăm máy lạnh đã qua sử dụng nhập khẩu qua cảng Cát Lái
- Nhập lậu cả bánh mốc
- Giá lúa gạo hôm nay 15/11: Nhu cầu tăng đẩy giá lúa gạo ở mức cao
- Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”
- VICEM oằn mình trong khó khăn
- Donald Trump có thể thắng kiện Google, Twitter và Facebook?
- Bắt đối tượng vận chuyển 34kg thuốc nổ
- Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt