会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo banh bóng】Bão lũ triền miên: Kinh tế thiệt hại, người dân tiêu điều!

【kèo banh bóng】Bão lũ triền miên: Kinh tế thiệt hại, người dân tiêu điều

时间:2025-01-10 15:58:50 来源:Empire777 作者:Thể thao 阅读:450次

bao lu trien mien kinh te thiet hai nguoi dan tieu dieu

Bão số 12 đã làm hơn 1.300 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng. Ảnh: ST​​​.

Mỗi năm mất 1-1,5% GDP

Chỉ tính từ đầu năm 2017 đến nay, 13 cơn bão lớn nhỏ quét qua đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn. Điển hình như, ngay giữa tháng 9, cơn bão số 10 (có tên quốc tế là Doksuri), với sức gió 12-13, sau 6 tiếng quần thảo các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình đã khiến 8 người chết, gần 200.000 ngôi nhà tốc mái, hư hỏng, đổ sập. Thiệt hại về tài sản ước tính hơn 11.000 tỷ đồng.

Chẳng bao lâu sau, ngay đầu tháng 11, cơn bão số 12 (tên quốc tế là Damrey) với sức tàn phá kinh khủng lại ập đến. Thông tin cập nhật đến ngày 12/11, bão số 12 và mưa lũ đã khiến 107 người chết và 16 người mất tích. Đã có 3.483 nhà sập đổ, 137.836 nhà hư hỏng, tốc mái. Về nông nghiệp, thủy sản, hơn 9.100 ha lúa bị ngập, 69.990 lồng bè nuôi trông thủy, hải sản hư hại và hơn 1.300 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng…

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng, tác động nặng nề nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt là bão lũ, hạn hán và xâm nhập mặn. Theo thống kê, những năm gần đây, trung bình mỗi năm, thiên tai làm chết và mất tích trên 300 người, thiệt hại về kinh tế từ 1-1,5% GDP (tương đương gần 1,3 tỷ USD).

GS.TS. Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi đánh giá: Trước đây, các tỉnh ven biển miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên… khoảng 4 năm mới có một cơn bão lớn ập vào. Phân tích cho thấy, 4 năm phát triển của các tỉnh miền Trung chỉ sau một cơn bão đã trở lại vị trí ban đầu. Thiệt hại chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp như hoa màu, cây trồng, vật nuôi... Tuy nhiên, hiện nay, bão lũ gây ra thiệt hại nặng nề hơn rất nhiều, ở các lĩnh vực như: Thủy sản, tàu thuyền, nhà cửa, đường sá…

Nhiều chuyên gia nhìn nhận, việc thiên tai, bão lũ triền miên với thiệt hại ngày một nặng nề khiến nền kinh tế phát triển chậm lại. Bởi, Việt Nam luôn phải đưa GDP ra để khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Ngay trong cơn bão số 12 vừa qua, nhiều tỉnh xin hỗ trợ lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Ước tính cả năm nay, tổng số tiền mà các địa phương xin để khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ khoảng 3,5 tỷ USD. Trong khi đó, từ đầu năm, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5%, sau đó kiên quyết tăng lên 6,7%. Để có thể tăng thêm 0,2% là cả vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên, khi đặt lên “bàn cân” so sánh, mức độ thiệt hại từ thiên tai, bão lũ khoảng 1-1,5% GDP như trên mới thấy, nỗ lực tăng trưởng thêm cũng không thấm tháp so với thiệt hại. Ngoài ra, có vị chuyên gia còn nhấn mạnh, hậu quả nặng nề từ thiên tai sẽ khiến cho các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước dè dặt, ngại đầu tư vào những lĩnh vực có nhiều rủi ro, điển hình là nông nghiệp. Trong bối cảnh, nông nghiệp vẫn được coi là “trụ đỡ” của nền kinh tế, điều này sẽ gián tiếp tác động tới tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Đau đớn nhất là thiệt hại con người

Bão lũ đi qua, vô số ngôi nhà đổ sập, tốc mái, hàng loạt tàu thuyền bị chìm, nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập… Bão lũ đã quét sạch mọi thứ, quét đi cả cơ nghiệp, đẩy không ít gia đình vào cảnh trắng tay. Thậm chí, đến cả những thứ bình thường nhất như cơm ăn, áo mặc cũng không còn. Có một vị lãnh đạo từng gắn bó nhiều năm với công tác phòng chống bão lũ chia sẻ với phóng viên rằng, đến vùng bão lũ sau khi sự dữ dội, gầm rú lắng xuống, cái còn lại chỉ là hoang tàn, đổ nát. Lúc đó, dân rất nghèo, thiếu thốn mọi thứ. Khi nghèo, giữa sự vật lộn khắc phục, vươn lên sau bão, những tệ nạn như trộm cắp, những thói hư tật xấu như nghiện ngập lại có điều kiện để nảy sinh… Thậm chí, nếu bão lũ cứ chất chồng, người dân liên tiếp phải hứng chịu mà không có biện pháp ứng phó thỏa đáng, lâu dài có thể làm nảy sinh tâm lý bất mãn, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền.

Thiên tai, bão lũ làm nền kinh tế thiệt hại, đời sống người dân chật vật. Tuy nhiên, khi đặt ra vấn đề thiệt hại lớn nhất là gì, TS. Vũ Trọng Hồng cho rằng, đó chính là con người. “Ở Canada, khi lập chiến lược phòng chống bão lũ, dưới một công trình chỉ cần có 15 người dân cũng là một tiêu chí quan trọng để bảo vệ. Còn ở Việt Nam, nhiều cơn bão lớn làm chết cả trăm người, rất đau xót”, TS. Hồng nói.

Với bờ biển dài, ngành thủy sản đã và đang là động lực quan trọng cho Việt Nam phát triển. Bởi vậy, khi nói tới thiệt hại con người, sự ra đi của những người dân chài được nhiều quan điểm nhận định là mất mát khó bù đắp. Đây chính là nguồn nhân lực đi biển có nhiều kinh nghiệm. Thực tế, một thế hệ trưởng thành, khoảng 20 tuổi mới có thể cầm tay lái tàu thuyền đi biển. Tuy nhiên, muốn có kinh nghiệm đi biển, bẻ bánh lái tránh sóng, ứng phó tốt với bão, phải là người có độ tuổi từ 30-40.

Với vị trí địa lý hiện tại, Việt Nam không thể mơ đến chuyện sẽ không còn bão lũ nữa. Nhưng làm thế nào để ứng phó tốt nhất, giảm tối đa thiệt hại thiên tai, bão lũ là điều nghiêm túc phải xem xét. Theo TS. Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Thương mại và Công nghiệp (Bộ Công Thương): Trong bối cảnh biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng nặng nề tới các quốc gia có đường bờ biển dài như Việt Nam, cần phải chuyển đổi từ tăng trưởng kinh tế đơn thuần sang tăng trưởng kinh tế bền vững, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo được an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Mặc dù từ trước tới nay đã có một số biện pháp để thực hiện điều này, tuy nhiên trong định hướng vẫn thiên về tăng trưởng kinh tế.

Tại Hội nghị “Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp và tăng cường khả năng chống chịu nông nghiệp với biến đổi khí hậu” do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức đầu tháng 10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Để thích ứng hiệu quả với thiên tai, phải kết hợp đồng thời nhiều giải pháp. Việt Nam xác định, tiếp tục ưu tiên triển khai thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài.

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến phòng ngừa, ứng phó và phục hồi sau thiên tai.

Thứ hai, rà soát, hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, sản xuất, phân bố dân cư… làm cơ sở để các ngành, địa phương cụ thể hóa việc tổ chức thực thi.

Thứ ba, tiếp tục đầu tư, nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, đánh giá, dự báo, cảnh báo thiên tai; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan quản lý các cấp và sự chủ động ứng phó của người dân.

Thứ tư, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực tìm kiếm, cứu nạn; kịp thời hỗ trợ công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Thứ năm, thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ đào tạo, nâng cao nhận thức, xây dựng các kế hoạch cụ thể tại cộng đồng để ứng phó thiên tai; khuyến khích sự tham gia và huy động nguồn lực của DN và cộng đồng, kết hợp với nguồn lực Nhà nước trong hoạt động phòng và giảm thiểu rủi ro thiên tai.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
  • Sở sửa sai, nhiều trường ở Hà Nội điều chỉnh thời gian tuyển sinh
  • Học tập Bác: Việc có hại cho dân, cho nước phải cương quyết tránh
  • TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 2 tháng đạt gần 17% dự toán
  • Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
  • Năm 2018, VN
  • Việt Nam khẳng định tự chủ, hợp tác là nền tảng cho hòa bình
  • Nợ công có thêm “ngưỡng" cảnh báo trước khi chạm trần
推荐内容
  • Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
  • Việt Nam giành 7 huy chương tại Olympic Tin học Châu Á
  • Học sinh xuất sắc mới được đăng ký xét tuyển vào trường Chuyên Hà Nội – Amsterdam
  • Thuốc diệt chuột chưa ai quản!
  • Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
  • TP.HCM: Hơn 4.000 thí sinh đăng ký khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa