当前位置:首页 > Thể thao

【nhà cái uy tín city】Ngành Tài chính thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh quyết liệt, thực chất

BTC

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại cuộc làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ,ànhTàichínhthựchiệncắtgiảmđiềukiệnkinhdoanhquyếtliệtthựcchấnhà cái uy tín city tại trụ sở Bộ Tài chính chiều 6/4. Ảnh: Đức Minh

Đây là thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) nhấn mạnh trong buổi làm việc với Bộ Tài chính chiều 6/4, về nội dung kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và việc rà soát, cắt giảm các điều kiện kinh doanh.

Ngành Tài chính đi tiên phong trong cải cách

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến của Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tỷ lệ nhiệm vụ quá hạn của Bộ Tài chính ở mức thấp so với bình quân cả nước.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính do Thứ trưởng Vũ Thị Mai trình bày, trong số 1.567 nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao từ 1/1/2017 đến 31/3/2018, Bộ Tài chính đã hoàn thành 1.340 nhiệm vụ; còn lại 227 nhiệm vụ chưa hoàn thành, trong đó có 213 nhiệm vụ đang trong thời hạn.

Đối với 14 nhiệm vụ quá thời hạn: Có 9 nhiệm vụ liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, gồm 6 nghị định về triển khai Luật Quản lý nợ công. Các nghị định này đang được Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp để có ý kiến thẩm định, bảo đảm trình Chính phủ ban hành trong tháng 4/2018; một nghị định về hoá đơn đang được Bộ Tài chính tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành để hoàn thiện, chuyển Bộ Tư pháp thẩm định.

Về công tác cải cách thể chế và điều kiện kinh doanh, từ năm 2014 đến nay, Bộ Tài chính đã hoàn thành, trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 11 luật; 3 nghị quyết là các giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và cá nhân; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 5 nghị quyết; trình Chính phủ ban hành 117 nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 46 quyết định; ban hành theo thẩm quyền 900 thông tư, thông tư liên tịch.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Bộ Tài chính luôn đi đầu trong cải cách, đổi mới, từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại đến cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh… Đặc biệt rõ nhất là trong hai lĩnh vực hải quan và thuế, đã đạt rất nhiều kết quả được ghi nhận, ngày càng công khai, minh bạch, giảm tiêu cực…, tạo thuận lợi cho DN.

Cùng với các kết quả đạt được, tại buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ gợi ý 7 vấn đề cần làm rõ thêm với ngành Tài chính, đó là: Tích cực, chủ động tham gia các hội nghị chiến lược tầm quốc gia; tiếp tục đổi mới, cải cách bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả; thực hiện tốt quản lý tài sản công, đảm bảo sử dụng đúng tiêu chuẩn định mức; phối hợp tích cực hơn với các bộ, ngành để xử lý các vấn đề liên quan; xử lý vấn đề nợ đọng thuế, chống thất thu thuế; tiếp tục cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực hải quan; tăng cường các giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn DN nhà nước…

Sẽ cắt giảm nhiều đơn vị thuế, hải quan, kho bạc

Từ nay đến năm 2020, Bộ Tài chính đặt mục tiêu cắt giảm một nửa trong số 713 chi cục thuế hiện nay, thành lập chi cục theo vùng, huyện; bỏ 62 phòng giao dịch của KBNN các tỉnh; sẽ rà soát lại các cục, chi cục hải quan theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Tại buổi làm việc, đại diện các hiệp hội DN đã có đánh giá về những cải cách của ngành Tài chính và kiến nghị một số vấn đề còn tồn tại. Theo Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Quang Phòng, hơn 80% DN hài lòng về những cải cách thủ tục hành chính của ngành thuế, hải quan. Tuy nhiên, các DN vẫn còn vướng mắc ở thủ tục kiểm tra chuyên ngành và mong muốn có nhiều hơn nữa các bộ, ngành tham gia vào Cơ chế một cửa quốc gia, để những cải cách thực sự phát huy hiệu quả.

Theo Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam Nguyễn Hoài Nam, Bộ Tài chính đã rất kịp thời trong việc giải quyết các vướng mắc của DN, nhất là trong các vấn đề liên quan đến thuế, phí, thủ tục hải quan. Tuy nhiên, do nhiều nội dung liên quan đến các bộ chuyên ngành, do đó DN vẫn phải chờ đợi, vướng mắc không được giải quyết thấu đáo, dù cơ quan thuế, hải quan tích cực vào cuộc.

Cảm ơn những đánh giá của Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác và các ý kiến đóng góp của các diện hiệp hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, ngành Tài chính cam kết quyết tâm hoàn thành những nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Mỗi công việc đều được Bộ Tài chính đặt ra kế hoạch, công việc, thời hạn và giao đơn vị thực hiện cụ thể, thường xuyên đôn đốc kiểm tra.

Những thành công được đánh giá cao ngày hôm nay là kết quả của cả quá trình nhiều năm nỗ lực. Mặc dù vậy, Bộ trưởng cũng xác định đây mới là bước đầu, cần phải có thời gian để các chính sách thực sự đi vào cuộc sống.

Đối với 7 vấn đề gợi ý Thủ tướng đã nêu, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết ngành sẽ quyết tâm thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, đặc biệt trong việc tiếp tục rà soát các điều kiện kinh doanh, cải cách bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả…

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn với các bộ, ngành để xử lý các vấn đề DN nêu. Thời gian qua, dù Bộ Tài chính tích cực xử lý nhiều vấn đề khi DN đề xuất, nhưng do còn phụ thuộc các bộ, ngành khác nên kết quả chưa như mong muốn.

Về tinh giản biên chế, Bộ Tài chính đang chuẩn bị họp bàn để quyết định tổ chức bộ máy của các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc. Theo đó, các cục, chi cục hải quan sẽ được rà soát lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Tương tự, với Kho bạc Nhà nước (KBNN), sẽ dứt khoát bỏ 62 phòng giao dịch của KBNN các tỉnh, đưa về KBNN tỉnh. Với ngành Thuế, sẽ rà soát để từ nay đến 2020 cắt giảm một nửa trong số 713 chi cục thuế hiện nay; thành lập chi cục theo vùng, huyện…

MTD
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Đức Minh

Cải cách thủ tục hành chính gỡ điểm nghẽn kinh tế

Báo cáo với Tổ công tác về việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh thực tế đã được Bộ Tài chính thực hiện sớm từ những năm gần đây và liên tục được chú ý ngay từ khi xây dựng, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật. Do đó, số điều kiện không còn nhiều và mang tính đặc thù của lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định sẽ liên tục rà soát để cắt bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho rằng, do ngành Tài chính có vị trí là ngành kinh tế tổng hợp, nên để cải cách thực sự hiệu quả phải có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành. Đơn cử như Cơ chế một cửa quốc gia, đến nay mới kết nối được 41/283 thủ tục.

"Nếu không cải cách được thì là đây thực sự là điểm nghẽn của nền kinh tế, khi mà giá trị xuất nhập khẩu chiếm tới 1,9 lần GDP. Do đó rất cần sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, của Chính phủ, sự vào cuộc thật sự của các bộ, ngành, cùng với ngành Hải quan", Bộ trưởng đề nghị.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác đánh giá cao những nỗ lực ứng dụng công nghệ hiện đại, công khai minh bạch thủ tục hành chính, hạn chế tiếp xúc trực tiếp để giảm tiêu cực, tạo thuận lợi cho người dân và DN trong các lĩnh vực như thuế, hải quan, kho bạc… Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh của ngành Tài chính cũng được thực hiện quyết liệt, thực chất, không lập lờ câu chữ.

Những vấn đề Bộ Tài chính báo cáo, giải trình tại cuộc làm việc là rất cụ thể, rõ ràng. Báo cáo do Bộ Tài chính thực hiện có chất lượng cao, thiết thực, đầy đủ… là một báo cáo điển hình trong 48 cuộc làm việc của Tổ công tác với các bộ, ngành.

Đối với những kiến nghị, đề xuất của Bộ Tài chính, Tổ trưởng Tổ công tác cho rằng, đây là những ý kiến rất chính xác, rõ ràng. Tổ công tác sẽ tiếp thu toàn bộ các kiến nghị này để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.

Hoàng Yến

分享到: