设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Thể thao > 【tỉ lệ ma cao】Hơn 20 năm bền vững mô hình lúa 正文

【tỉ lệ ma cao】Hơn 20 năm bền vững mô hình lúa

来源:Empire777 编辑:Thể thao 时间:2025-01-12 12:26:55

Báo Cà Mau(CMO) Ðã 23 năm mô hình sản xuất lúa - tôm hình thành trên đồng đất Cà Mau, mô hình này được đánh giá thích nghi với biến đổi khí hậu, bền vững về mặt môi trường; do có tính đa dạng loài và áp dụng các biện pháp “quản lý tổng hợp”, giảm nhu cầu sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa, ít gây hại đến môi trường tự nhiên, phù hợp với các điều kiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới. Nhìn lại thành tựu đã qua, phóng viên báo Cà Mau có trao đổi với ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để có cái nhìn tổng quan về mô hình hiệu quả này.

Ông Phan Hoàng Vũ cho biết: Mô hình sản xuất lúa - tôm tại Cà Mau được hình thành từ năm 2000; diện tích sản xuất hàng năm trên địa bàn tỉnh gần 40.000 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và TP Cà Mau. Sản phẩm chính của mô hình là lúa và tôm, ngoài ra còn có thể tận dụng nguồn lực để xen canh các loại cây trồng, thuỷ sản khác. Vì vậy, nó bền vững hơn về mặt kinh tế, hiệu quả đầu tư ổn định và tăng thu nhập cho người sản xuất trước những ảnh hưởng tiêu cực khi có biến động giá cả, thị trường.

23 năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm hình thành trên đồng đất Cà Mau đã phát huy tính bền vững. Ảnh: PHÚ HỮU

- Qua quá trình triển khai thực hiện mô hình, chúng ta đã có những cách làm hay nào, thưa ông?

Ông Phan Hoàng Vũ: Ngoài việc luân canh 1 vụ lúa vào mùa mưa và 1 vụ nuôi tôm sú vào mùa khô, gần đây người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, trồng các giống lúa chất lượng cao, nuôi xen canh tôm càng xanh toàn đực trong vụ lúa, nuôi kết hợp cua trong vụ tôm sú nên cho thu nhập cao hơn trên một đơn vị diện tích. Việc áp dụng cơ giới hoá trong cải tạo đất ở mô hình sản xuất lúa - tôm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của cây lúa và con tôm được nhiều bà con thực hiện và đạt kết quả rất khả quan.

Bên cạnh đó là việc áp dụng biện pháp bơm bùn đáy mương bao nuôi tôm kết hợp rửa mặn. Ðây là cách được người dân sử dụng phổ biến ở vùng nuôi trồng thuỷ sản. Việc hút tầng mặt của lớp bùn đáy mương bơm lên trảng lúa là cách tận dụng nguồn dinh dưỡng trong bùn cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

- Quá trình 23 năm triển khai mô hình, những thách thức, khó khăn nào được nhìn nhận, thưa ông?

Ông Phan Hoàng Vũ: Thời gian qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn mặn đã gây ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, trong đó có mô hình sản xuất lúa - tôm. Hạ tầng thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm được quan tâm đầu tư nhưng chưa hoàn chỉnh nên chưa đảm bảo các yêu cầu cấp, thoát nước phục vụ cho một số vùng sản xuất. Nhất là những vùng sâu trong nội đồng, vào mùa khô nhiều vùng sản xuất thiếu hụt nguồn nước hoặc có năm mưa lớn kéo dài không thoát nước được, lúa bị ngập úng. Thiết kế ruộng nuôi tôm của người dân chưa đảm bảo cho sản xuất thích ứng với điều kiện thời tiết, các yếu tố môi trường nước trong thời gian nuôi.

Việc triển khai thực hiện các mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm thực sự chưa nhiều. Việc sản xuất còn manh mún, riêng lẻ, các ngân hàng chưa thật sự an tâm tham gia vào chuỗi liên kết...

- Ðịa phương có định hướng và giải pháp chiến lược nào trong việc phát huy giá trị kinh tế và giá trị gia tăng con tôm, cây lúa từ mô hình này?

Ông Phan Hoàng Vũ: Trước hết là đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Liên kết với viện, trường để các nhà khoa học tham gia xây dựng quy trình sản xuất tiên tiến, phù hợp, bảo đảm yêu cầu cơ bản của các chứng nhận, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng áp dụng các tiêu chuẩn khác nhau, tuỳ theo nhu cầu thị trường nhằm đáp ứng kịp thời các liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện chứng nhận đạt các tiêu chuẩn quốc tế, đa chứng nhận để bán được con tôm trong mô hình lúa - tôm ở tất cả các thị trường trên thế giới nhằm nâng cao giá trị con tôm.

Tổ chức lại sản xuất theo hướng tập thể, thành lập các tổ hợp tác, câu lạc bộ, hội quán, hợp tác xã… Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho các xã viên để sản xuất hiệu quả hơn. Ðặc biệt, sản phẩm tạo ra có sản lượng lớn nên dễ dàng ký kết hợp đồng bao tiêu.

Song song đó, mời gọi doanh nghiệp tham gia, từng bước hình thành liên kết chuỗi, nhất là khâu cung ứng giống, vật tư, phân bón đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm con tôm và cây lúa gắn với xây dựng vùng sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn dịch bệnh để chủ động tổ chức sản xuất, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm lúa và tôm Cà Mau.

Rà soát và xác định quy hoạch cụ thể vùng sản xuất tập trung phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng để có lộ trình liên kết, đầu tư hiệu quả.

- Xin cảm ơn ông!

 

Phú Hữu thực hiện

 

热门文章

1.1312s , 7586.3046875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【tỉ lệ ma cao】Hơn 20 năm bền vững mô hình lúa,Empire777  

sitemap

Top