【tỷ số trận sociedad】'Tôi từng lấy tên Facebook là Phan Rồ, giờ đổi thành Phan Đăng'
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 00:30:29 评论数:
Tác giả,ôitừnglấytênFacebooklàPhanRồgiờđổithànhPhanĐătỷ số trận sociedad diễn giả Phan Đăng vừa ra mắt 2 tác phẩm39 câu chuyện cho tâm an và Tôi ngỡ tôi là người (Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản phát hành).
- Với phong cách của Phan Đăng, nhiều người ngỡ ngàng khi biết anh ra mắt tập thơ đầu tay "Tôi ngỡ tôi là người". Anh bắt đầu làm thơ như thế nào?
Nếu theo nghĩa điển hình, làm thơ phải có hình ảnh, tính biểu tượng, tác phẩm của tôi chắc không xứng là thơ vì không theo khuôn mẫu đó, đúng hơn là những câu văn ngắn xuống dòng. Khi xin phép xuất bản và hỏi ý kiến người trong nghề, họ bảo cứ mạnh dạn gọi là thơ.
Sau 2 năm ấp ủ cùng sự động viên của nhiều người, tôi mới dám xuất bản tác phẩm “tạm gọi là thơ”.
Tôi ngỡ tôi là ngườigồm 4 chương, được sắp xếp theo hành trình của một con người đi từ bên ngoài vào bên trong chính mình.
Chương 1 - Nhập - chỉ có một bài thơ duy nhất với vài câu, là cái nhìn tổng quan của tôi về đời sống này, về sự sinh tồn của con người trong vũ trụ.
Chương 2 - Biến - là lúc tôi nhìn vào rất nhiều biến động của đời sống: chiến tranh, hoạn nạn, sự bon chen, đua tranh trong cõi nhân sinh. Phần này có 2 bài thơ lấy cảm xúc từ xung đột ở Gaza giữa Israel và Palestine, Nga và Ukraine cùng rất nhiều biến động khác, kể cả trong lịch sử Việt Nam.
Khi đưa con trai thăm đền Đô (Bắc Ninh), nhìn về sự thăng trầm của các vương triều, con tôi hỏi: "Tại sao triều Lý chấm dứt và triều Trần lại nối tiếp?". Câu hỏi đó khiến tôi suy tư và viết nên những vần thơ.
Chương 3- Mình - là lúc này tôi không hướng ra bên ngoài và những biến động đời sống, mà bắt đầu chánh niệm, tìm vào bên trong để giải quyết những vấn đề của chính mình.
Khi niệm, tôi hiểu rằng nếu cứ làm báo, cứ lao ra ngoài mà không giải quyết tổn thương sâu kín và các vấn đề trong tâm thức, thành công và hạnh phúc bên ngoài chỉ là ảo.
Vì thế, dù có chút thành công trong công việc, tôi vẫn không cảm thấy hạnh phúc. "Niệm" là tôi quay về bên trong để hiểu mình và có được cảm giác hạnh phúc.
Chương cuối - Vô- hướng đến sự buông bỏ, nhưng buông ở đây không nên hiểu theo nghĩa đen, mà là buông bám chấp.
Buông là khi: Ta cần tiền để sống nhưng không chấp vào tiền; cần nhà để ở nhưng không chấp vào nhà; cần tình yêu nhưng không chấp vào tình yêu đó.
Hoặc, ta cần một cái tôi trong đời nhưng không chấp vào nó, rồi một ngày cái tôi nhỏ lại - thế là buông.
Nhập - Biến - Mình - Vôlà hành trình trong tâm tưởng của tôi, theo một lịch trình từ ngoài vào trong, từ bất an cho đến an… hoàn toàn là trải nghiệm cá nhân.
- Ở tuổi 40, niềm suy tư về sự sống và cái chết thể hiện rất rõ trong thơ của anh, tại sao lại như vậy?
Khi học cấp 2, tôi đã nghĩ nhiều về cái chết, nó ám ảnh và không thể lý giải. Sau này, tôi đọc cuốn sách của nhà phân tâm học Sigismund Schlomo Freud về khái niệm “bản năng chết”. Một số người luôn có sẵn ý nghĩ về cái chết, luôn luôn nghĩ về nó. Lúc đó, tôi hiểu trong mình thực sự có bản năng chết.
Tôi bắt đầu tìm hiểu và đọc nhiều về cái chết, nhưng suy nghĩ của cậu thanh niên mới lớn khi đó chỉ có nỗi sợ hãi bao trùm.
Khi tìm đến thiền và hiểu khái niệm vô thường của Phật giáo, rằng vạn vật đều sinh - lão - bệnh - tử, tôi nhìn cái chết bình tĩnh hơn, không chấp vào nó. Từ sợ hãi chuyển sang bình tĩnh, hai tâm thế đó dội vào trong tôi, và là lúc những câu thơ tự lên tiếng.
Ngày trước, tôi chấp vào khái niệm rất nhiều. Ai nói xấu là muốn đi thanh minh ngay, ai vu oan là tìm cách giải oan ngay. Bây giờ, tôi thấy việc bám vào những lời nhận xét, chấp là vô nghĩa.
Chúng ta thực ra sống trong thế giới của ý niệm. Ví dụ, cái cốc chỉ là khái niệm, không diễn tả được thực tính của nó. Con người cũng chỉ là một khái niệm.
Năm 20 tuổi, tôi nghĩ mình đang sống trong cõi thực và bị đóng khung trong hình dung cơ bản về con người, luôn tự tô vẽ và tự hào về điều đó.
Năm 39 tuổi, tôi nhận ra mình sống trong cõi tưởng và con người cũng chỉ là khái niệm. Vì thế, tôi buông, tự nhiên cảm thấy nhẹ nhõm và không còn chấp vào gì nữa.
- Độc giả sẽ tìm gì khi đọc những dòng thơ này của anh?
Tôi nghĩ độc giả có thể tìm được sự đồng cảm và chia sẻ khi thấy đâu đó hình ảnh của mình trong những tổn thương tôi viết. Đôi khi, một chút chia sẻ, đồng cảm từ người khác có giá trị cứu rỗi ghê gớm lắm.
- Hẳn tổn thương trong anh ghê gớm lắm, để đến giờ nó phát tiết thành thơ?
Trong mỗi chúng ta, đâu đó đều có những tổn thương. Đôi khi bị đời sống cuốn đi nên không để ý, rồi khi nghĩ lại, chúng ta không hiểu tại sao phút ấy lại nổi nóng, hung dữ và không làm chủ được bản thân.
Điều đó có lẽ đến từ những tổn thương hoặc vấn đề tâm lý sâu trong con người, và tôi cũng không ngoại lệ. May mắn là khi ở tận cùng của tổn thương, tôi đã tìm được lối thoát - đó là thiền.
Bây giờ tổn thương trong tôi vẫn còn, nhưng tôi biết nhận diện nó. Ngày xưa đi học tôi rất quậy phá, phá phách lung tung. Giờ tôi đã hiểu chính những tổn thương bên trong xui khiến tôi làm những việc điên rồ. Trước kia, tôi lấy tên Facebook là Phan Rồ, giờ đã đổi thành Phan Đăng.
Vì thế, tôi hy vọng qua tập thơ này, người đọc có thể trải nghiệm và chữa lành cho chính mình.
Tác giả Phan Đăng (sinh năm 1984), được biết đến là một bình luận viên thể thao và là người dẫn chương trình quen thuộc với khán giả qua chương trình Ai là triệu phú. Anh cũng là tác giả của nhiều cuốn sách:Ơ kìa, làng bóng trong mắt tôi, Trong đầu trí thức, 39 câu hỏi cho người trẻ, 39 cuộc đối thoại cho người trẻ, 39 đoản thiền để thấy...