发布时间:2025-01-11 04:20:35 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Quần thể Di tích Cố đô Huế
Quy tụ tinh hoa
Kinh đô Huế thế kỷ XIX là nơi quy tụ tinh hoa của đất nước sau khi bờ cõi và chính quyền được thống nhất. Nơi đây thể hiện mạnh mẽ quyền lực quốc gia trên các phương diện: quản lý bộ máy nhà nước,ừkinhđôđếnđôthịdisảm.lich thi dau lãnh thổ, biển đảo, dân cư… Đây cũng là nơi được xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới mang tầm quốc gia, tiếp thu nhiều thành tựu về kiến trúc thành lũy và cung điện của thế giới, bao gồm kinh thành, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền… với cảnh quan kỳ thú, tạo cho Huế có một phong cách kiến trúc đặc sắc, một nền văn hóa độc đáo, gồm: ẩm thực, trang phục, nhà cửa, âm nhạc, sân khấu, lễ hội, nếp sống, tín ngưỡng…
Theo PGS. TS. Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, kinh đô Huế thế kỷ XIX là nơi quy tụ đỉnh cao quyền lực của nền quân chủ Việt Nam. Triều Nguyễn đã kế thừa Đô thành Phú Xuân vào thời điểm các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và mở rộng toàn cõi đất Đàng Trong vào năm 1757. Vua Gia Long xây dựng kinh đô Huế cũng dựa trên thành quả Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn xóa bỏ Đàng Trong – Đàng Ngoài vào mùa hè năm 1786. Kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn đánh dấu thời phục hưng văn hóa dân tộc và sức mạnh quyền lực quốc gia sau khi đánh bại quân Xiêm và Thanh.
Kế thừa thành tựu xây dựng kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn, vua Gia Long vẫn chọn Huế làm kinh đô trên nền tảng lãnh thổ và chính quyền đã được thống nhất, chủ quyền biên giới và biển đảo từ đó được củng cố giữ vững; bộ máy quản lý nhà nước và dân sinh không ngừng hoàn thiện và nâng cao; văn hóa dân tộc và giáo dục được chăm lo, phát triển…
Nghiên cứu “Diện mạo đô thị Huế nửa đầu thế kỷ XIX”, PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng (Trường đại học Khoa học – Đại học Huế) nhận định: “Với quy hoạch quy củ của một kinh thành bề thế như một “bài thơ đô thị tuyệt tác”, với các sinh hoạt quan liêu, kinh tế, văn hóa của một kinh đô của cả nước thống nhất thì diện mạo đô thị Huế là tiêu biểu bậc nhất cho một thành thị Việt Nam vào cuối thời trung đại”.
Di sản kinh đô Huế thế kỷ XIX đã trở thành di sản văn hóa thế giới với đa dạng các thể loại: vật thể, phi vật thể, ký ức. Đó là niềm tự hào không những đối với Nhân dân Thừa Thiên Huế mà là của cả nước và nhân loại. Vị thế của kinh đô Huế trong thế kỷ XIX với những di sản để lại là nền tảng, động lực để Thừa Thiên Huế xây dựng đô thị di sản theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Huế là một trong những đô thị có quỹ kiến trúc di sản giàu có
Xứng đáng trở thành đô thị di sản
Huế là nơi đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng đồ sộ, phong phú của Việt Nam. Xét về quy mô, tính độc đáo, kho tàng di sản ấy luôn được xếp hàng đầu không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn ở cấp độ châu lục và trên toàn thế giới. Ông Amadou Mahtar M’Bow, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO từng đánh giá: “Những người đầu tiên xây dựng Huế đã có dụng ý đóng khung Huế trong phong cảnh kỳ diệu từ núi Ngự Bình đến đồi Vọng Cảnh, phá Tam Giang và Cầu Hai. Nhờ thế, họ sáng tạo ra một kiến trúc tinh vi, trong đó mỗi nhân tố bắt nguồn cảm hứng từ thiên nhiên gần gũi. TP. Huế là một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị”.
Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, Huế là một trong những đô thị có quỹ kiến trúc di sản giàu có, không chỉ trong phạm vi khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Vì vậy, Thừa Thiên Huế xứng đáng để xây dựng trở thành một thành phố, đô thị di sản đặc thù trực thuộc Trung ương.
TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho rằng, để thực hiện định hướng này, Cố đô Huế cần phải có một chiến lược đúng cùng với những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để vừa phát triển Thừa Thiên Huế trở thành đô thị hiện đại mà vẫn bảo tồn và phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa. Đây cũng là con đường phù hợp nhất để Thừa Thiên Huế "cất cánh" bằng chính tiềm năng, sức mạnh nội lực, nhằm hiện thực hóa phương hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.
“Thành phố/đô thị di sản Thừa Thiên Huế phải được bảo tồn và phát huy giá trị trong quy hoạch tổng thể thống nhất; có phân cấp, phân loại những di sản cần bảo tồn theo đúng nguyên mẫu nhằm giữ nguyên giá trị lịch sử và giá trị văn hóa kiến trúc, nghệ thuật vốn có. Những di sản cần được mô phỏng với các giải pháp tiên tiến, có thể sử dụng chất liệu truyền thống kết hợp hiện đại nhưng phải đảm bảo không làm thay đổi giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật vốn có của chúng”, ông Hải nhấn mạnh.
Bài, ảnh: Minh Hiền
相关文章
随便看看