您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả ngoại hạng anh hôm qua】Nghị định về cải cách kiểm tra chuyên ngành: Mục tiêu là phải đơn giản hơn 正文

【kết quả ngoại hạng anh hôm qua】Nghị định về cải cách kiểm tra chuyên ngành: Mục tiêu là phải đơn giản hơn

时间:2025-01-25 18:01:43 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Thứ trưởng Vũ Thị Mai chủ trì hội nghị. Ảnh: Trịnh HảiTinh thần này thể hiện tại Quyết định 38/QĐ-TT kết quả ngoại hạng anh hôm qua

Thứ trưởng Vũ Thị Mai chủ trì hội nghị.

Thứ trưởng Vũ Thị Mai chủ trì hội nghị. Ảnh: Trịnh Hải

Tinh thần này thể hiện tại Quyết định 38/QĐ-TTg,ịđịnhvềcảicáchkiểmtrachuyênngànhMụctiêulàphảiđơngiảnhơkết quả ngoại hạng anh hôm qua Nghị quyết 01/NQ-CP và 02/NQ-CP năm 2021 đã được Chính phủ ban hành.

Làm rõ trách nhiệm bộ, ngành

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai chủ trì hội nghị trực tuyến lần thứ nhất lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, do Bộ Tài chính tổ chức ngày 18/3/2021.

Tại hội nghị, đại diện Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Công thương góp ý kiến tại điểm 1, Điều 3 cần làm rõ từ ngữ “hàng hóa giống hệt nhau” về các phương diện. Quy định này chung chung sẽ khó cho cả cơ quan thực thi và doanh nghiệp trong quá trình khai báo hải quan và kiểm tra sản phẩm vì có giống nhau về hình dáng, mầu sắc nhưng chất lượng không tương đồng.

Đồng thuận với đại diện Bộ Công thương, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cũng đề nghị làm rõ từ ngữ “hàng hóa giống hệt nhau” để tránh nhầm lẫn.

Đại diện Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT cho rằng, nghị định có tác động lớn đến hoạt động của các bộ, ngành và cơ quan hải quan, do đó đề nghị ban soạn thảo rà soát kỹ văn bản, nghị định và các luật chuyên ngành hiện hành để khi ban hành nghị định tránh sự chồng chéo mâu thuẫn, khó thực thi cho cơ quan nhà nước và doanh nghiệp (DN).

Cụ thể, cần làm rõ phạm vi điều chỉnh của nghị định về đối tượng áp dụng: sản phẩm nào thuộc hàng hóa nhóm 2 thuộc sự quản lý kiểm tra chuyên ngành, sản phẩm nào chỉ phải kiểm tra thông thường, vì có nhiều mặt hàng vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm.

Đại diện Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho rằng, sản phẩm thuốc thú y liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh cần giao cho bộ quản lý chuyên ngành thực hiện, do đó nghị định cần làm rõ sản phẩm nhóm 2. Đề nghị giao cho Bộ quản lý chuyên ngành chỉ định đơn vị chứng nhận sản phẩm hợp quy, thay vì DN tự lựa chọn đơn vị chứng nhận…

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành cũng góp ý Điều 6, dự thảo nghị định về công bố hợp chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu và Điều 7 về công bố hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu.

Đại diện Bộ Khoa học công nghệ đề nghị làm rõ hơn vai trò trách nhiệm của bộ, ngành và cá nhân, tổ chức, DN trong từng trường hợp phải công bố hợp chuẩn và hợp quy. Đại diện Bộ Y tế cũng nêu quan điểm, trên thực tế có sản phẩm kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm, nếu quy định chung chung thì rất khó thực hiện. Nên chăng có quy định thành 2 phần riêng biệt, quy định hợp quy đối với sản phẩm thông thường và sản phẩm kiểm tra an toàn thực phẩm…

Tham gia hội nghị, đại diện Bộ Tư pháp góp ý, dự thảo nghị định mới nêu được phần cơ chế kiểm tra hàng hóa, chưa thấy rõ được vai trò trách nhiệm của các bộ quản lý chuyên ngành, đặc biệt là vai trò trong các trường hợp tiếp nhận và xử lý khiếu nại của DN. Do đó, cần cụ thể hóa các nội dung cải cách gắn với trách nhiệm các bộ, ngành, cơ quan liên quan nêu tại Quyết định 38/QĐ-TTg. Hơn nữa, Ban soạn thảo cũng cần chú ý rà soát các nghị định, các luật quản lý chuyên ngành liên quan, để khi nghị định được ban hành đảm bảo mục tiêu cải cách mà không vướng vào các luật liên quan.

Tiếp thu tối đa các ý kiến

Tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành (đại diện cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng dự thảo nghị định) đã tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành và cho biết, Tổng cục Hải quan sẽ sớm trình Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập Ban soạn thảo, tổ biên tập nghị định. Trong tháng 3/2021, cơ quan hải quan tiếp tục lấy ý kiến của cộng đồng DN và các bên liên quan để đảm bảo tiến độ xây dựng và chất lượng dự thảo nghị định.

Chủ trì hội nghị, Thứ trưởng Vũ Thị Mai đã đánh giá cao những ý kiến bổ ích có trách nhiệm của đại diện các bộ, ngành và đề nghị Ban soạn thảo nghị định tiếp thu tối đa các ý kiến. Cụ thể về “hàng hóa giống hệt nhau”, cần xây dựng quy trình triển khai cụ thể và làm rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành và cơ quan hải quan khi tham gia đề án kiểm tra chuyên ngành trong nghị định.

Thứ trưởng Vũ Thị Mai cũng đề nghị, Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành cùng chung tay xây dựng để bước đầu hoàn thiện dự thảo nghị định trên tinh thần cải cách nêu tại Quyết định 38/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Kiểm tra chuyên ngành của Chính phủ với 7 nội dung cải cách thủ tục nhập khẩu hàng hóa, nhằm mang lại lợi ích cho xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

“Tổng cục Hải quan sớm trình Bộ Tài chính ký ban hành Quyết định thành lập Ban soạn thảo, tổ biên tập nghị định. Đồng thời, tổ chức làm việc với từng bộ, ngành, lĩnh vực cụ thể liên quan nghị định… Việc xây dựng dự thảo nghị định còn nhiều việc phải làm và cần khẩn trương thực hiện, đi kèm với nội dung dự thảo nghị định, Ban soạn thảo cần có báo cáo tác động và tờ trình Chính phủ. Nghị định cần đảm bảo tính khả thi, rõ ràng minh bạch trong thực hiện với mục tiêu cải cách là phải đơn giản hơn…”, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nhấn mạnh.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo


Bộ Tài chính tại Quyết định 169/QĐ-BTC, tạo tiền đề, cơ sở triển khai Đề án kiểm tra chuyên ngành được Chính phủ ban hành, Tổng cục Hải quan tập trung vào việc xây dựng nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, lấy ý kiến các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, kịp trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ dự kiến ban hành trong nửa đầu năm 2021.

Hải Linh