【tỷ số bóng】Hướng đến sản xuất bền vững

 人参与 | 时间:2025-01-09 23:39:46

Báo Cà MauNăm 2016 được đánh giá là năm đầy khó khăn trong lĩnh vực ngư - nông - lâm nghiệp. Thời tiết khắc nghiệt, khí hậu biến đổi khôn lường nên việc dự báo cho sản xuất không dễ dàng gì. Tuy nhiên, trong khi tăng trưởng của ngành là âm 3% thì ở lĩnh vực nuôi tôm quảng canh cải tiến lại tăng 16% so với cùng kỳ năm 2015. Nhiều mô hình nuôi tôm bền vững được khuyến cáo nhân rộng trong năm 2017.

Ông Nguyễn Chí Hạnh, Khóm 5, thị trấn Ðầm Dơi, có thâm niên nuôi tôm công nghiệp trên 10 năm. Tuy nhiên, sau những vụ đầu trúng đậm thì vuông tôm nhà ông cũng lại như bao vuông nuôi khác trong tỉnh rơi vào tình trạng thất mùa liên miên, dịch bệnh hoành hành.

Giải pháp cho tôm công nghiệp kém hiệu quả

Ông Hạnh bộc bạch: “Giai đoạn đầu môi trường chưa ô nhiễm, dịch bệnh chưa nhiều nên nuôi còn trúng. Cũng do trúng quá nên người nuôi cứ ồ ạt đào mới ao nuôi và không kiểm soát được dịch bệnh. Giờ thì gia đình tôi và những người nuôi tôm rất dè dặt khi thả nuôi và sử dụng hố xi-phông (xử lý chất thải và các chất lắng đọng khác ở đáy ao - PV) để giảm chi phí và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn”.

Sau 2 vụ nuôi có sử dụng hố xi-phông, ông Hạnh rút ngắn được thời gian nuôi, giảm chi phí sản xuất khoảng 25 triệu đồng/ao; năng suất tăng từ 10-15%. Ðiều đặc biệt hơn là các đầm tôm có sử dụng hố xi-phông đáy sẽ hạn chế tình trạng tôm rớt đáy ở giai đoạn trên 2 tháng tuổi.

Năm 2016, nuôi tôm công nghiệp không được thuận lợi.  Ảnh: NHẬT HUY

Anh Lê Thanh Ðăng, Phòng NN&PTNT Ðầm Dơi, cho biết: “Lợi thế của hố xi-phông là chủ động thay nước liên tục, kiểm soát được ô nhiễm nguồn nước và hạn chế được dịch bệnh. Mô hình này đang có xu hướng phát triển mạnh trên địa bàn huyện (có 160 hộ dân tham gia). Hiệu quả mang lại rất lớn, bởi nhiều diện tích tôm công nghiệp hiện nay trên địa bàn đang trong tình trạng treo đầm, vì dịch bệnh và thiếu vốn, nên đây sẽ là mô hình mới thu hút nhiều hộ dân tham gia”.

Anh Ðăng nhẩm tính, cũng là nền ao cũ, nay chỉ cần lắp đặt thêm hố xi-phông ở đáy ao (giá chỉ khoảng 2 triệu đồng/ao 1.000 m2); hoặc nếu đầu tư mới hoàn toàn thì tổng mức đầu tư cho một khu nuôi 1 ha hoàn chỉnh ở mức 1-1,5 tỷ đồng hay 200-250 triệu đồng/ao. Mức đầu tư này có thể là rào cản với các hộ nuôi tôm gia đình quy mô nhỏ. Tuy nhiên, xét về hiệu quả sản xuất và khả năng kiểm soát rủi ro, việc đầu tư ao nuôi nhỏ, quản lý tốt vẫn hợp lý hơn nhiều so với nuôi diện tích lớn mà đầu tư không xứng tầm trong điều kiện hiện nay.

Ðến nuôi quảng canh cải tiến ít thay nước

Ði đầu trong mô hình này là Tổ hợp tác (THT) nuôi tôm Ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau. Thành lập vào tháng 10/2014, với khoảng 52 ha, gồm 33 hội viên, THT đã dần giảm được nghèo cho hội viên từ mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ít thay nước này.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Thuỷ sản xã Tân Thành, TP Cà Mau, cũng là 1 trong số 33 hội viên THT, cho biết: “Từ khi thực hiện mô hình này đến nay chưa xảy ra rủi ro. Các hội viên trong THT đã thả 4 đợt giống, với tổng số lượng 820.000 con tôm sú giống, ước tính tỷ lệ sống khoảng 60%; bắt đầu thu hoạch tỉa thưa từ rằm tháng Giêng năm 2015 đến nay được gần 2 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu đồng/ha”.

Theo một số hộ nuôi tôm, thực hiện mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ít thay nước, chi phí cho cải tạo không nhiều, lại quản lý tốt được môi trường nước, hạn chế ô nhiễm.

Ông Hùng cho biết thêm, trong nuôi tôm cần thiết nhất là giống, nhì là nước và thứ ba là sự cần cù, nhạy bén của nông dân. Ba vấn đề khó đã được giải quyết bởi mô hình hiệu quả này. Giống thì được Công ty giống Dương Hùng (Bạc Liêu) bảo lãnh (thả đạt mới lấy tiền). Nước thì do nuôi nước tĩnh nên chỉ châm nước từ ao lắng khi nước trong vuông nuôi cạn. Cuối cùng là sự cần cù, nhạy bén của nông dân thì luôn sẵn có, họ thường xuyên thăm đồng, xử lý nước bằng men vi sinh. Từ đó, năng suất tăng và đời sống người dân trong THT cũng ngày thêm ổn định, phát triển.

Ðặc biệt, khi tham gia mô hình này, người dân có sự liên kết chặt chẽ trong tổ chức sản xuất và có ứng dụng kỹ thuật từ quá trình cải tạo ao đầm đến việc thả con giống, quản lý dịch bệnh… Ðó mới chính là mục đích cuối cùng mà mô hình mang lại.

Anh Mã Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, cho biết thêm, toàn tỉnh Cà Mau có gần 120.000 ha nuôi tôm theo hình thức quảng canh truyền thống. Mô hình này hiện nay chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế. Hơn nữa, điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh gia tăng, đất đai bị thoái hoá, kém màu mỡ, làm cho tôm nuôi chậm lớn, dễ phát bệnh và lây lan dịch bệnh ra môi trường xung quanh. Cộng thêm sự tác động về mặt kỹ thuật vào mô hình chưa được nông dân quan tâm nhiều, người nuôi tôm chỉ thả tôm quanh năm theo hình thức thả bổ sung, gối đầu từng tháng và thu hoạch bằng cách xổ cống hoặc đặt lú theo từng con nước, nên hiệu quả mang lại không cao và ngày càng khó khăn trong sản xuất.

Ðể từng bước giải quyết những khó khăn cho người nuôi tôm theo hình thức quảng canh truyền thống, đầu năm 2014, từ nguồn kinh phí của Ðề án tôm - lúa của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đã xây dựng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến nước tĩnh. Bước đầu xây dựng 9 mô hình trình diễn, tổ chức tập huấn giúp người dân nắm bắt kỹ thuật cơ bản, đặc biệt là khâu cải tạo vuông tôm, bón phân gây màu, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, chọn giống và quản lý môi trường. Sau khi người dân có được những kiến thức cơ bản và biết áp dụng vào thực tế sản xuất thì năng suất tôm nuôi cũng theo đó tăng lên.

Tiếp tục thành công trên, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư nhân rộng mô hình cho người nuôi tôm trong vùng, nhiều hộ đã chuyển từ nuôi tôm quảng canh truyền thống sang mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ít thay nước. Và đến nay, toàn tỉnh có hơn 1.000 ha nuôi tôm theo mô hình này.

Nuôi tôm quảng canh truyền thống năm 2016 có mức tăng trưởng cao, do an toàn trước biến đổi khí hậu và xu hướng tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường.  Ảnh: THANH QUANG

Từ những kết quả thu được trong thời gian qua cho thấy, mô hình nuôi tôm quảng canh nước tĩnh là mô hình phù hợp với điều kiện tự nhiên của Cà Mau, phù hợp với các hộ ít đất, ít vốn và hạn chế về kỹ thuật. Tuy nhiên, để mô hình này phát triển bền vững hơn trong thời gian tới, rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các ngành chức năng, cả về mặt kỹ thuật lẫn việc quản lý, kiểm tra chất lượng con giống và các sản phẩm vật tư nông nghiệp./.

Tâm Như

顶: 396踩: 287