游客发表

【ket qua slovenia】Công tác dân số: Thuận lợi nhiều, thách thức không ít

发帖时间:2025-01-11 05:44:35

cong tac dan so thuan loi nhieu thach thuc khong it

Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hiện đang là yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng dân số người Việt. Ảnh: DN

Nghị quyết số 21-NQ/TƯ của Trung ương nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo về công tác dân số là chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.

Thống kê của ngành Y tế cho thấy, những năm qua, Việt Nam đã đạt những thành tựu rất đáng tự hào. Từ việc trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có 6,4 con năm 1960 giảm xuống còn 2,09 con năm 2006 (đạt mức sinh thay thế) và duy trì liên tục đến nay. Tỷ suất chết mẹ giảm xuống còn 58,3 trên 100.000 trẻ đẻ sống năm 2015; Tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi giảm khá nhanh, xuống còn 14,73 phần nghìn; Tỷ suất chết trẻ em dưới năm tuổi giảm xuống 22,12 phần nghìn đưa Việt Nam thành một trong năm nước đang phát triển có mức tử vong bà mẹ, trẻ em giảm nhanh nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm nhanh. Tuổi thọ bình quân của người dân tăng lên, đạt 73,4 tuổi. Những kết quả quan trọng này đã đóng góp đáng kể vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Việt Nam chính thức bước vào quá trình già hóa dân số năm 2011 khi người cao tuổi (từ 60 trở lên) chiếm 10% tổng số dân. Theo dự báo, đến năm 2038, tỷ lệ này sẽ tăng lên 20% và khi đó, nước ta được gọi là có dân số già. Trong khi đó, để tăng gấp đôi tỷ lệ người cao tuổi như trên, ở Mỹ phải mất 69 năm, Úc 73 năm, Thụy Ðiển 85 năm, Pháp mất 115. Ðiều này cho thấy, già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra nhanh hơn nhiều so với các nước phát triển và như vậy có rất ít thời gian để chuẩn bị cho một xã hội dân số già.

Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dân số Nguyễn Doãn Tú cho biết, mặc dù Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế và duy trì liên tục trong 12 năm nhưng vẫn có sự biến động với biên độ lớn giữa các tỉnh. Các tỉnh phía Nam như Đồng Tháp, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh có mức sinh có xu hướng liên tục giảm xuống mức rất thấp, dưới 1,5 con thì ngược lại, nhiều tỉnh phía Bắc mức sinh không ổn định, một số tỉnh như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị đã tăng cao trở lại với mức sinh trên ba con.

Các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình chưa toàn diện, chất lượng còn hạn chế như mới chỉ tập trung vào đối tượng là các phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ, không muốn sinh nhiều con. Nhà nước ưu tiên hỗ trợ cho đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Trong khi đó, các đối tượng vị thành niên, thanh niên chưa kết hôn, người di cư, người lao động trẻ tại khu công nghiệp, khu chế xuất chưa được quan tâm đúng mức.

Việt Nam cũng đang phải đối mặt với mất cân bằng giới tính khi sinh đang phát triển với tốc độ nhanh và ngày càng lan rộng. Theo điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2015, có 98,1% bà mệ biết giới tính trước khi sinh qua siêu âm. Việc lựa chọn giới tính thai nhi là nguyên nhân chính của trình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. “Nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt, nước ta sẽ thiếu khoảng 2,3- 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050, gây nhiều hệ lụy cho sự phát triển bền vững”, ông Tú cho hay.

Nhằm khắc phục thách thức nêu trên, đạt mục tiêu mà Nghị quyết 21 đề ra, ông Nguyễn Doãn Tú nhấn mạnh, ngành Dân số cần phải tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về dân số và phát triển trong tình hình mới. Điều này đòi hỏi phải có sự vào cuộc của chính quyền các cấp, đổi mới nội dung tập huấn cho cán bộ dân số, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển.

Đặc biệt, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cũng yêu cầu các cơ quan liên quan phải nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số toàn diện về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số; tiếp tục củng cố mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và thực hiện các biện pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, phát triển mạnh hệ thống chuyên ngành lão khoa trong các cơ sở y tế…

    热门排行

    友情链接