【atalanta vs roma】Miên man nghề biển
Mặc dù không “thịnh” như xưa nhưng một số ngư dân vẫn lưu giữ nghề kéo rùng
Biển mấy hôm nay trở gió,ênmannghềbiểatalanta vs roma làng chài Tân Mỹ (Quảng Ngạn - Quảng Điền) vắng hẳn tiếng cười nói của ngư dân. Những quán cóc ven biển cũng cùng chung số phận. Trên bãi cát dài trắng mịn, ông Nguyễn Hiền (thôn Tân Mỹ) ngồi “đồng” ngóng biển. Phía xa xa, có độc chiếc thuyền nhỏ vượt sóng ra khơi. “Chú thấy bọt nước màu đỏ phía đầu con sóng không?” - “Ở đó chắc có cá đối bác hỉ” - “Răng chú biết?” - “Biển mùa trở gió mà bác…”. Cuộc đối thoại chớp nhoáng giữa hai con người lớn lên từ biển khiến những ưu tư của ông Hiền như có dịp giãi bày.
Như những vùng bãi ngang ven biển khác, Tân Mỹ là nơi lưu dấu khá nhiều nghề đánh bắt từ thuở sơ khai. Theo lời kể của ông Hiền thì ngư phủ lão luyện không nơi nào bằng Tân Mỹ. Cách đây lâu lắm rồi, cái nghề câu cá nục không cần mồi, chỉ dùng loại dây lang (dạng dây cước nhỏ) màu xanh, đỏ, vàng được ngư dân ở đây sử dụng thành thục để dụ cá. Đó là “kỹ nghệ” mà bây giờ đã phổ biến tại các vùng ven biển khác, nhưng nó không phải là ngón nghề duy nhất để đánh bắt cá nục. “Nói đến đánh bắt cá nục phải nhắc đến nghề lưới mành. Đây là loại lưới dài khoảng 20 sải tay, đánh bắt sát đất. Một tay lưới giá khoảng 1 triệu đồng. Nếu làm thường xuyên, 1 vàng lưới (15 tay) chỉ sử dụng trong vòng 1 năm. Nghề ni đánh bắt cá nục là nhất hạng. Nhưng chừ họ bỏ cả rồi”, ông Hiền trầm ngâm.
Trở về sau chuyến đánh bắt
Nghề lưới mành lùi vào dĩ vãng là bởi, khi ngư dân đánh bắt bằng loại lưới này, gặp tàu giã cào, lưới bị cuốn phăng hoặc rách toạc. “Đây là loại lưới đắt tiền, đánh bắt vài trộ mà đi tong hơn 10 triệu ai cũng tiếc nên đành chuyển qua cách đánh bắt khác cho an toàn hơn”, ông Hiền lý giải.
Từ lưới mành, câu chuyện được nối dài với món cá ngọt (một số nơi gọi là cá hơi). Cũng là cá nục nhưng qua cách chế biến giản đơn, nó trở thành “đặc sản” của dân biển. Chuyện là, vào những chuyến đánh bắt thâu đêm, ngư dân phải chế biến thức ăn ngay trên thuyền, được nấu bằng nước biển hay nước ngọt mang theo. Những con cá nục tươi rói luộc cong đuôi, phơi héo trên mạn thuyền. Món ăn có vị mặn của biển, ngọt thơm của cá và vừa đủ dai, ngon một cách lạ kỳ. “Giải thích vì răng ngon thì không ai nói được mô. Chỉ dân biển “bấm bụng” hiểu với nhau mà thôi”, ông Hiền cười xòa.
Nghề te ruốc đất bây giờ rất hiếm người làm bởi ruốc khan hiếm
Với ngư dân, đời biển như đời người, cũng câu chuyện lưới mành, nhưng kí ức của lão ngư Hoàng Khoái (80 tuổi, thôn Hải Nhuận, xã Phong Hải, huyện Phong Điền) lại gắn bó với nghề mành vó. Từ thập niên 80 trở về trước, mành vó là nghề “quây” cá hữu hiệu bậc nhất tại các vùng biển bãi ngang. Thời điểm đó, ngư dân sử dụng thuyền nan có công suất từ 15-20 CV, dong thuyền theo tổ, đội ra con nước cách đất liền chừng 20 hải lý. Loại nghề này đánh bắt được nhiều loại cá, như ngừ, thu, nục…. Nhưng bây giờ mành vó cũng chỉ là kí ức. “Lúc trước, tui cùng bạn thuyền chuyên đánh bắt bằng mành vó. Đi một chuyến biển trở về cá ngừ đầy khoang. Nghề ni chừ hết người làm rồi. Có nhiều lý do khiến ngư dân không ưng làm nữa, cá thời buổi ni ít hơn, tàu to đánh bắt hết”, ông Khoái thở dài.
Chạm vào câu chuyện của các ngư dân, đồ chừng họ tiếc và nhớ nghề lắm. Công việc một thời giúp họ gắn bó với con nước giờ đây đã thành dĩ vãng. Bây giờ, những con tàu lớn, thiết bị hiện đại thay thế cho sức vóc, kinh nghiệm và ngón nghề của ngư dân. Nhiều loại hình đánh bắt như: kéo rùng, bủa xăm… giờ cũng hiếm khi xuất hiện. Trong một “cuộc vui”, ông Trần Chống (55 tuổi, thôn Hải Nhuận, xã Phong Hải) cao hứng ngâm thơ: Núi lâm sơn nuôi dân đào tản/ Biển hồ lai láng trợ kẻ lâm nguy. “Cá tôm tính theo con nước, con nước “thơm”, nước rài cá dô từng đàn. Trước đây, tụi tui chỉ cần đánh thuyền ra cách bờ 3-5 hải lý bủa xăm thì có thể quây được hàng tạ cá ngừ, cá sòng. Nghề bủa xăm mỗi thuyền phải có 8-10 người để kéo. Khi thuyền cập bờ, những người không có nghề thì gánh cá thuê, gánh thuê 10 thuyền cũng có đến mấy chục cân cá. Vì rứa mà mùa biển, người dân tương trợ lẫn nhau, cùng có của ăn của để”, ông Chống nói.
Không chỉ đánh bắt cá, từ tháng 11 năm trước đến khoảng tháng 3 năm sau (âm lịch), ruốc (khuyết) đỏ bị sóng biển đánh dạt vào bờ, lúc đó bủa xăm cũng phát huy tác dụng. Ngư dân chỉ cần kéo mành xăm là có vài tạ ruốc mỗi ngày. Nhắc đến nghề này ai cũng tiếc rẻ vì lộc biển giờ đây không như trước. Ông Chống cho biết: “Mấy năm ni biển mất mùa, ruốc cũng không thấy nhiều. Bủa xăm được coi là chủ đạo của ngư dân đánh bắt gần bờ chừ không mấy ai mặn mà. Sắp tới mùa rồi nhưng chừ vẫn chưa thấy ai chuẩn bị. Thông thường, đến mùa, biển đông nghẹt người. Chồng mang cơm đùm cơm bới đi biển từ 4 giờ sáng. Trong đất liền, vợ chuẩn bị triêng gióng đợi sẵn. Mỗi con thuyền đánh bắt về có ngày thu được cả chục triệu bạc”.
Ngoài ruốc đỏ, loại ruốc đất (ruốc trắng) cũng mang lại thu nhập cho nhiều người. Nếu ruốc đỏ ngư dân phải dùng thuyền đánh bắt thì ruốc trắng nằm ngay bên chân sóng. Để hành nghề, ngư dân cần một cái dũi xăm để “te” ruốc. Họ dùng chân dũi cát ven chân sóng tìm ruốc, sau đó lợi dụng con sóng vỗ bờ để “te” (sàng). “Nghề “te” ruốc chừ không ai làm vì môi trường nước không phù hợp để loại ruốc ni sinh sản nữa. Nhưng đánh bắt ruốc loại ni chỉ là nghề phụ, thu nhập không bằng các nghề khác”, ông Chống nói.
Lộc biển không còn nhiều nhưng không vì thế lòng người bỏ biển. Những ngón nghề dù đã xưa cũ, dần vắng bóng nhưng không phải mất hẳn. Cái gật đầu của ông Chống khi đồng ý cho tôi xem vàng lưới rùng như để chứng minh nó không bị thất truyền. Nghề này được ngư dân vùng bãi ngang áp dụng để đánh bắt gần bờ. Đây là một trong những loại hình đánh bắt từ thuở sơ khai. Một vàng lưới rùng có hai tổ, đội để đánh bắt, mỗi tổ, đội từ 10-15 người phụ trách khoảng 200 sải tay dây. Sau khi thả rùng, hai tổ, đội tách ra, cách nhau 500m đi giật lùi song song, kéo rùng vào bờ.
Với dân biển, nghề rùng được xem như nét đẹp tự bao đời. Ở đó không chỉ mưu sinh mà còn thể hiện sự đoàn kết trong cộng đồng. Ông Chống bày tỏ: “Tui mua vàng rùng chục triệu bạc. Biển chừ ít cá, nhưng đến mùa, thấy cá me, cá duội là tui cùng bạn cất thuyền đánh bắt liền. Nếu nhiều thuyền cùng đánh bắt một thời điểm thì chia mặt nước để thả rùng. Làm nghề ni cần nhiều người, chung sức chung lòng, chứ ít người là không làm được. Vì rứa cũng nhờ nghề mà tình cảm anh em, bạn bè trở nên khăng khít. Đã là dân biển thì chỉ biết dựa vào biển để sống, biển lành sẽ cho nhiều cá tôm. Người không phụ biển thì biển có bao giờ phụ người”.
Bài, ảnh: Quỳnh Viên
-
Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồngPhẫu thuật nội soi nâng chất lượng cuộc sống cho trẻ mắc tim bẩm sinhNhững dấu ấn chuyển biến quan trọng trong hoạt động công đoànHơn 40 người "vỡ mộng" làm giàu xứ ngoại vì trò lừa của bà mai 24 tuổiCách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay khôngLãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam trao đổi với Đại biểu Quốc hội ĐứcGiá hoa hồng Langbiang bật tăng sau nhiều tháng giảm "sát đáy"Nghề sắp xếp đồ hiệu cho người giàu: Không được "hoa mắt" trước tiền bạcCắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025Công ty nhờ nhân viên mai mối cho nhau, nếu tiến tới hẹn hò sẽ thưởng lớn
下一篇:Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Dương Hồng Sơn, Thạch Bảo Khanh chia sẻ về kỷ niệm vô địch AFF Cup 2008
- ·Bánh kem "đốt cháy" mang lại cho chủ tiệm bạc triệu mỗi ngày
- ·Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: Trạm y tế thiếu lãnh đạo
- ·Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- ·Vì sao doanh nghiệp nên đầu tư đào tạo nhân sự trẻ về ESG?
- ·Xander Schauffele hào hứng trở lại Nhật Bản dự giải Zozo Championship
- ·Gen Z mắc ung thư gây sốt Tiktok: "Ngày tớ mất đi, đừng ai khóc nhé"
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Doanh nghiệp làm việc thứ 7 lên lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 ra sao?
- ·Chưa xem xét tăng lương công chức, lương hưu năm 2025
- ·Người lao động được nhận những khoản tiền nào dịp Tết Nguyên đán?
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Cô gái nâng ngực trong khách sạn rồi tử vong: Làm gì để xóa "thẩm mỹ chui"?
- ·4 thức uống giúp tăng cường miễn dịch cơ thể
- ·HLV Ruben Amorim nói về lối chơi của Man Utd, CĐV khen ngút trời
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Vì sao tỷ lệ trái dừa có sáp thường thấp hơn 25%?
- ·Nuôi trai lấy ngọc, ngay lần đầu đã trúng hàng trăm triệu đồng/năm
- ·Một người phải mổ não 2 lần vì căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Báo giới quốc tế ca ngợi chức vô địch Grand Slam thứ 24 của Djokovic
- ·Chàng trai thổi hồn tre thành sản phẩm tinh xảo lên đến chục triệu đồng
- ·Cô gái nâng ngực trong khách sạn rồi tử vong: Làm gì để xóa "thẩm mỹ chui"?
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Sản phụ gặp khó ở lần sinh mổ thứ 3 khi mắc u bì buồng trứng
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·Tìm giải pháp đột phá để công đoàn có 15 triệu đoàn viên vào năm 2028
- ·Xin nghỉ việc, chàng trai Việt bị công ty Hàn Quốc đuổi khỏi nhà trọ
- ·Nam công nhân tự ý sửa máy, bị tai nạn tử vong
- ·Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- ·Ra biển bắt cá… nước ngọt, độc chiêu ăn tiền sau mưa lớn
- ·96.000 người lao động mới có 4 cán bộ công đoàn chăm lo
- ·Lao động Việt bất ngờ với bữa cơm nhà Giám đốc Nhật mời
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·Hươu sao mẹ sinh đôi hiếm thấy, người dân đổ xô đến xem