TheệtNamlàđiểmđầutưquantrọngcủadoanhnghiệpNhậtBảty so uruguayo kết quả khảo sát của JETRO thực hiện với các DN Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong năm 2016, tỉ lệ DN có lãi chiếm gần 60%, trong đó lợi nhuận của khối phi chế tạo tương đối tốt với số DN có lãi là 67,5%.
Với kết quả đầu tư, kinh doanh khá khả quan, trên 60% DN cho biết có xu hướng mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Đây là tỉ lệ cao so với các quốc gia khác và Việt Nam tiếp tục là điểm đầu tư quan trọng của các DN Nhật Bản. Lý do chính để các DN mở rộng kinh doanh là do doanh thu tăng (chiếm 88%), tính tăng trưởng tiềm năng cao (chiếm 46%), trong đó có 63% DN trong khối phi chế tạo đánh giá cao về tính tăng trưởng tiềm năng cao trong môi trường đầu tư của Việt Nam.
Đánh giá về những thuận lợi trong môi trường đầu tư của Việt Nam, các DN Nhật Bản cho rằng Việt Nam vẫn xếp thứ 4 trong tổng số 15 quốc gia đứng đầu về tình hình chính trị, xã hội ổn định. Hơn một nửa số DN được khảo sát cũng đánh giá cao quy mô thị trường, tính tăng trưởng và chi phí nhân công rẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn xếp ở vị trí cao nhất trong 15 quốc gia về rào cản ngôn ngữ .
Bên cạnh những thuận lợi, các DN Nhật Bản cũng cho rằng, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn một số rủi ro, trong đó có 60% DN đánh giá rủi ro hàng đầu là chi phí nhân công tăng cao, khoảng 50% DN chỉ ra hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận dụng luật pháp chưa rõ ràng, khoảng 40% DN cho rằng cơ sở hạ tầng (điện, logistics, thông tin liên lạc… ) chưa hoàn thiện. Ngoài ra cơ chế thuế còn phức tạp, ngành công nghiệp phụ trợ còn non kém chưa phát triển cũng là những rủi ro trong môi trường đầu tư tại Việt Nam
Tuy nhiên, trong 5 hạng mục rủi ro hàng đầu của môi trường đầu tư tại Việt Nam, trừ rủi ro về chi phí nhân công tăng cao (tăng gần 4 điểm phần trăm) thì các nội dung khác đều đã có sự cải thiện so với năm trước. Trong đó rủi ro về hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và việc vận dụng hệ thống pháp luật không rõ ràng đã giảm gần 15 điểm phần trăm, rủi ro về thủ tục cấp phép giảm trên 19 điểm phần trăm và rủi ro về cơ chế thủ tục thuế, phức tạp giảm 15,4 điểm phần trăm.
Nêu rủi ro về hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận dụng pháp luật không rõ ràng, các DN Nhật Bản cho rằng một số văn bản pháp luật của Việt Nam như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi; quy định về NK máy móc, thiết bị đã qua sử dụng và các văn bản pháp luật về lao động, môi trường, phòng cháy, chữa cháy… còn thiếu nghiên cứu trước khi xây dựng, nội dung văn bản pháp luật còn xa rời thực tế. Bên cạnh đó, nhiều nội dung của các văn bản pháp luật còn chưa rõ ràng dẫn tới việc vận dụng trong thực tế không thống nhất; việc giải thích Luật giữa các bộ, ngành, địa phương và cán bộ phụ trách còn không giống nhau; việc ban hành Luật còn chậm trễ dẫn đến công việc thực hiện bị tồn đọng. Một số quy định xử phạt bị vận dụng hồi tố như phòng cháy, chữa cháy, môi trường, thanh tra thuế cũng gây không ít khó khăn cho DN.
Bên cạnh đó, thủ tục hành chính điển hình như cấp phép còn phức tạp do thời gian thẩm tra kéo dài, cán bộ còn thiếu kiến thức dẫn đến việc cung cấp thông tin tới DN còn thiếu sót như thay đổi, làm mới giấy chứng nhận đầu tư, thủ tục xin phép lao động, một số lĩnh vực như phòng cháy chữa cháy, môi trường còn phải nộp các chi phí không chính thức...
Đối với rủi ro về cơ chế thủ tục thuế phức tạp điển hình là các chính sách về thuế nhà thầu, thuế thu nhập cá nhân, chính sách chống chuyển giá. Cách giải thích luật không giống nhau giữa cán bộ phụ trách, cơ chế thay đổi liên tục và vận dụng pháp luật không rõ ràng còn gây khó khăn cho DN.
Liên quan đến chính sách, các DN cho biết, chính quyền địa phương vận dụng chưa rõ ràng, không đề xuất các chính sách cụ thể về phát triển công nghiệp hỗ trợ, chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô, việc thực hiện các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng còn kéo dài ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của DN.
Ngoài ra, theo đánh giá của các DN Nhật Bản, tình hình cung ứng nguyên vật liệu linh kiện, tỉ lệ nội địa hoá tại Việt Nam chiếm trên 34% (trong đó DN trong nước chỉ chiếm trên 14%) tăng không đáng kể so với năm trước. Tỉ lệ này tuy có cao hơn Philippines nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia. Do vậy, Việt Nam cần có chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như DN vừa và nhỏ.