Bệnh nhi được đưa vào cấp cứu tại phòng khám của bệnh viện này ở Sơn Dương (Tuyên Quang) trong tình trạng sợ hãi,ócắnlộxươngsọbétraituổket qua bỉ hoảng loạn. Bé có vết thương đỉnh phải khoảng 8cm, vết thương đỉnh trái khoảng 6cm sâu lộ xương sọ, vết thương vùng trán khoảng 2cm, các vết thương vùng tay phải kích thước từ 1-2cm.
Bệnh nhi được cấp cứu chống sốc, giảm đau, cầm máu và trấn an tâm lý. Sau đó, cậu bé 8 tuổi này được chuyển ngay về Bệnh viện đa khoa Hùng Vương để phẫu thuật cấp cứu vết thương.
Người nhà bé cho biết, khi trẻ đang chơi thì bất ngờ bị chó tấn công, cắn vào vùng đầu, tay phải khiến da đầu chảy máu và thêm nhiều nhiều vết thương vùng cẳng tay phải. Hiện tại, tình trạng bệnh nhi đã ổn định hơn và đang được điều trị, chăm sóc tại bệnh viện.
Gần đây, các cơ sở y tế tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị chó tấn công, đáng nói có trẻ tử vong sau 1 tháng bị chó cắn.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trong nhà có nuôi chó, mèo cần nuôi nhốt và rọ mõm, không thả rông. Gia đình không nên cho trẻ em tiếp xúc gần với các loại động vật nguy hiểm để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần cho con em tiêm phòng trong khoảng 24 giờ sau khi bị chó cắn. Với những trường hợp bị chó cắn cần được rửa kỹ vết thương trong vòng 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch. Sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn.
Thanh Hiền