【vdqg ukraine】Bổ sung hai loại khoáng sản vào danh mục thu phí

时间:2025-01-11 01:55:24来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá

khai thác khoáng sản

Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản được sử dụng cho hoạt động BVMT nơi có hoạt động khai thác khoáng sản. Ảnh T.L minh họa

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 28.5.2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với khai thác khoáng sản.

Theổsunghailoạikhoángsảnvàodanhmụcthuphívdqg ukraineo Bộ Tài chính, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 74 đảm bảo mục tiêu khắc phục những hạn chế của chính sách hiện hành về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản.

Đồng thời, bảo đảm chính sách công khai, minh bạch và công bằng giữa các doanh nghiệp khai thác khoáng sản theo nguyên tắc mức phí dựa theo cấp độ gây ô nhiễm môi trường; thống nhất với qui định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Đi đôi với đó là từng bước hạn chế tác động xấu đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Đưa fenspat ra khỏi nhóm đá quý

Cũng theo Bộ Tài chính, trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, nhiều ý kiến đề nghị đưa fenspat ra khỏi nhóm đá quí và giảm khung mức phí xuống còn 20.000 - 30.000đ/tấn.

Tuy nhiên Bộ Tài chính cho biết, danh mục hiện hành xếp quặng fenspat vào nhóm đá quí, khung mức thu từ 50.000 – 70.000đ/tấn. Các doanh nghiệp và chuyên gia về khoáng sản đều cho rằng fenspat không phải là đá quí, chủ yếu dùng để sản xuất men gốm, sứ hoặc làm cốt khung sản phẩm trong sản xuất gốm, sứ, có giá bán khoảng 600.000đ/tấn (loại A).

Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất xếp đá fenspat thành 1 dòng riêng (tách khỏi nhóm đá quí Kim cương, ru-bi; Sa-phia, Ô-pan…), áp dụng khung mức thu từ 20.000-30.000đ/tấn.

Tương tự đối với quặng graphit và sericit, một số ý kiến đề nghị bổ sung 2 loại khoáng sản này vào danh mục để có cơ sở thu.

Còn theo Bộ Tài chính, đây là loại đá được khai thác phổ biến tại Lào Cai và Nghệ An dùng để làm các khoáng chất công nghiệp sơn, gốm...., quá trình khai thác diễn ra tương tự như khai thác apatit và secpentin.

Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung 2 loại khoáng sản này vào Danh mục phí và qui định mức thu phí của khoáng sản này tương đương với mức phí của nhóm A-pa-tít, séc -păng- tin (điểm 22 mục II dự thảo Danh mục: 3.000đ - 5.000đ/tấn).

Đối với nội dung về khai thác dầu thô và khí thiên nhiên, Bộ Tài chính cho biết, đây là khoản thu nộp vào NSNN trung ương 100%, thường do các doanh nghiệp liên doanh với đối tác nước ngoài khai thác. Trong thời gian qua, các đơn vị không phản ánh vướng mắc về thu phí đối với đối tượng này.

Để đảm bảo ổn định, tránh tác động đến các bên trong liên doanh khai thác dầu khí, Bộ Tài chính đề xuất giữ như quy định hiện hành. Cụ thể, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.

Địa phương hưởng 100% phí khai thác khoáng sản

Cũng theo Bộ Tài chính, một số ý kiến cho rằng việc quản lí, sử dụng số phí thu được hiện chưa đúng qui định của Nghị định 74, có địa phương không sử dụng nguồn thu này cho mục đích BVMT, do đó đề nghị qui định cụ thể nguồn thu chỉ sử dụng cho công tác BVMT.

Làm rõ hơn nội dung này, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật NSNN và Nghị định 74 thì phí BVMT đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%. Tại Nghị định 74 cũng đã qui định rõ khoản thu này sử dụng để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

Tại kì họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII (tháng 6/2014) Quốc hội cũng đã thông qua Luật BVMT, tại khoản 4 Điều 148 qui định: “Nguồn thu từ phí BVMT được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường”.

Về hoạt động BVMT, tại khoản 3, Điều 3 Luật BVMT năm 2014 quy định: “Hoạt động BVMT là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đề xuất sửa lại Điều 5 Nghị định 74 như sau:

“1.Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% và được sử dụng cho hoạt động BVMT nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 và khoản 4 Điều 148 Luật BVMT năm 2014”.

Ngoài ra, do dự thảo Nghị định điều chỉnh khung mức thu của một số khoáng sản trong Biểu phí và giao HĐND cấp tỉnh quyết định mức cụ thể. Vì vậy, Bộ Tài chính đã đề xuất quy định một khoản chuyển tiếp tại dự thảo Nghị định về hiệu lực thi hành theo hướng: Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành mức phí mới theo qui định tại Biểu phí ban hành kèm theo Nghị định này thì được tiếp tục áp dụng mức phí đã ban hành./.

Nghị định số 74/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2012. Theo Bộ Tài chính, qua gần 4 năm triển khai thực hiện đã góp phần bảo đảm nguồn kinh phí cho các địa phương để đầu tư trở lại nhằm khắc phục hậu quả môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

Số thu phí BVMT trong năm 2012 đạt 2.137 tỷ đồng (trong đó, dầu thô và khí thiên nhiên: 693 tỷ đồng); năm 2013 đạt 2.495 tỷ đồng (trong đó, dầu thô và khí thiên nhiên: 659 tỷ đồng); năm 2014 đạt 2.571 tỷ đồng (trong đó, dầu thô và khí thiên nhiên: 614 tỷ đồng).

Cùng với đó, ý thức và trách nhiệm BVMT của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản với nhiệm vụ BVMT được nâng cao, từ đó hạn chế khai thác khoáng sản một cách tràn lan, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tăng thu cho NSNN.

Đồng thời, khuyến khích sự quản lý của chính quyền ở địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản được chặt chẽ hơn; góp phần hạn chế lãng phí tài nguyên khoáng sản./.

Hoàng Lâm

相关内容
推荐内容